Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
- Đặt vấn đề
Trong quá trình giảng dạy để khắc phục hạn chế số lượng học sinh yếu, kém thì công tác phụ đạo là công việc rất cần thiết, thường xuyên và không thể thiếu được trong bất kỳ trường Trung học cơ sở nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của Ban lãnh đạo nhà trường, của các cấp góp phần giúp đỡ cho các học sinh không theo kịp bạn bè, hoặc mất căn bản có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của nội dung bài học. Từ đó, việc tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh yếu kém là việc làm rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng.
Vì tương lai của thế hệ trẻ sống và làm việc trong thời đại tiến bộ như ngày nay, nên người giáo viên tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức cho các em hội nhập với thế giới công việc và cuộc sống. Do đó công tác phụ đạo học sinh yếu kém đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các em có sự tiến bộ, có kiến thức vững vàng thì sau này các em sẽ tìm được công việc ổn định, góp phần giảm được gánh nặng cho gia đình và xã hội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_khac_phuc_hoc_sinh_yeu_kem_m.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Tiếng Anh
- 2 chú ý tập trung, về nhà không chịu làm bài tập, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không thể tiến bộ được trong học tập. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, nhẫn nại, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp học hiệu quả. Thế nhưng, một số học sinh hầu như chỉ tập trung vào học các môn khác, ít chú ý đến việc trau dồi môn Tiếng Anh hoặc có tâm lý ngại khó, dựa vào các môn khác để kéo môn Tiếng Anh lên, chỉ xem đây là môn điều kiện. Tuy cùng học chung trong một lớp, nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, động cơ và thái độ học tập cũng khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. Có học sinh tiếp thu bài rất nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động dạy học trên lớp nhất là đối với môn Tiếng Anh. Đối tượng học sinh yếu kém vẫn luôn tồn tại trong quá trình giáo dục. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành cho các em học sinh làm bài khảo sát chất lượng ở các khối lớp. Qua đó tiến hành phân loại học sinh theo trình độ, để biết được số lượng học sinh yếu kém là bao nhiêu. Và tìm ra biện pháp tốt nhất để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. Trong năm học: 2020 – 2021 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy phụ đạo ở các khối lớp sau: 7, 8 và 9. *Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau: Lớp Giỏi KHÁ TRUNG YẾU KÉM BÌNH SL % SL % SL % SL % SL % 7 6 6.3 14 14.7 19 20.0 33 34.7 23 24.2 8 4 4.6 2 2.3 10 11.5 27 31.0 44 50.6
- 4 - Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nghe nói còn hạn chế. - Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc đọc chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức - Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học phụ đạo. - Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm việc học của con em. Đi làm xa nhà, ông bà phải chăm lo cho con cháu. - Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chưa có thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong lớp, nhất là học sinh yếu, kém. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Dựa trên kế hoạch nhà trường, tổ chuyên môn đã lập ra kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên biên soạn ra nội dung tương ứng với thời gian thực hiện, qua đó tìm ra được biện pháp áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh. - Giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi tình hình học bộ môn của học sinh để kịp thời phát hiện những học sinh còn yếu kém, chưa tiếp thu kịp bài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt do chưa có phương pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để từ đó có hướng điều chỉnh việc dạy của mình như: hỗ trợ học sinh tiếp thu chậm bằng cách đặt câu hỏi phù hợp với khả năng của các em, hay thường xuyên gọi các em phát biểu để các em tập dần cách nhanh nhẹn trong hoạt động học. Bên cạnh đó, khen ngợi kịp thời để khích lệ các em. - Sau một thời gian cố gắng, nếu học sinh vẫn chưa tiến bộ nhiều thì thông qua nhà trường tổ chức phụ đạo bộ môn nhằm giúp các em có nhiều thời gian và điều kiện để củng cố kiến thức trọng tâm của chương trình học. - Giáo viên cần phân loại rõ học sinh yếu kém về kỹ năng nào để tập trung vào giờ dạy hoặc giờ phụ đạo. Giáo viên cần soạn và giảng bài theo đối tượng học sinh và các bài kỹ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết, các bài tập phải phù hợp với đối tượng học sinh mang ý gợi mở hay gợi ý nhiều hơn và cụ thể hơn cho đối tượng học sinh yếu kém. Từ đó, giúp các em tự tin và hoàn thành tốt các bài tập.
- 6 - Để công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh đạt kết quả tốt, khâu quan trọng nhất là sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường được thực hiện như sau: a. Đối với lãnh đạo nhà trường: - Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên môn, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Thực hiện tốt phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, lập kế hoạch và phân công giáo viên có kinh nghiệm, có tâm huyết theo dạy những đối tượng học sinh yếu kém. - Có những hình thức khen thưởng đối với học sinh tiến bộ. - Thường xuyên phối hợp thật tốt đối với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh, đặc biệt là những phụ huynh có con em học phụ đạo, nếu gặp trường hợp học sinh yếu không chịu đi học, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải giải thích, thuyết phục cho con em mình đi học đầy đủ, học sinh học phụ đạo được miễn phí hoàn toàn. - Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo để có kế hoạch điều chỉnh. - Thực hiện nghiêm phong trào “ Tiếng kẻng học bài”. Đề ra nội dung kế hoạch ngay từ đầu năm học, trực tiếp phân công giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cùng nhau phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt phong trào này. Thường xuyên có kế hoạch chủ động đi kiểm tra hàng tuần, hàng tháng. b. Đối với giáo viên bộ môn: - Lập ra kế hoạch dạy phụ đạo, chuẩn bị đầy đủ kế hoạch bày dạy; có sự kiểm tra, đánh giá và nhắc nhở động viên học sinh. Ngoài ra cũng thường xuyên tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục. - Động viên nhắc nhở các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vì đa phần những em yếu kém thường rơi vào gia đình thuộc diện khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê hoặc làm ăn xa. - Kịp thời tham mưu với lãnh đạo nhà trường để cùng giải quyết những vấn đề khó, hoặc hỗ trợ việc học tập cho các em học sinh. - Làm bài kiểm tra sau mỗi tháng để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
- 8 7 6 6.3 14 14.7 19 20.0 33 34.7 23 24.2 8 4 4.6 2 2.3 10 11.5 27 31.0 44 50.6 9 3 4.5 13 19.4 13 19.4 13 19.4 19 28.3 Kết quả khảo sát học kì I năm học 2020 -2021: Lớp Giỏi KHÁ TRUNG YẾU KÉM BÌNH SL % SL % SL % SL % SL % 7 7 7.4 47 49.5 40 42.1 1 1.0 0 0 8 2 2.3 20 23.0 64 73.6 1 1.1 0 0 9 5 7.5 28 41.8 33 49.3 1 1.4 0 0 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình vượt qua được tình trạng yếu kém môn Tiếng Anh. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau: Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học sinh yếu kém (ngoài giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt. Lý do là vì trong các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học sinh yếu, kém thì các em khá giỏi trung bình sẽ buồn chán, không muốn học, sinh ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.