Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Ở lớp Một, lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc với chữ viết, với con chữ, nếu trong quá trình giảng dạy không có sự nhiệt tình của giáo viên, sự uốn nắn kịp thời khi học sinh gặp sai sót thì học sinh sẽ không học tốt được môn Tiếng Việt và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu các môn học khác ở các lớp trên. Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi học bài chính tả nghe - viết học sinh không những vận dụng các kĩ năng nghe, viết mà còn phải nắm được quy tắc chính tả mới viết chính xác được bài viết… Với riêng bộ môn Tiếng Việt, sai chính tả làm giảm đi nhiều hiệu quả thẩm mỹ, làm sai lệch thông tin cần truyền đạt, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau với cùng một văn bản, hạn chế mức độ cảm thụ của người đọc, người nghe. 

Là một giáo viên dạy lớp một, tôi luôn mong muốn học sinh của mình phải nắm bắt được từng con chữ và biết thể hiện chúng mọi lúc, mọi nơi khi cần thiết. Với lí do trên tôi đã chọn đề tài “Giúp học sinh lớp một viết đúng chính tả” để nghiên cứu.

doc 9 trang Hải Anh 07/07/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_1_viet_dung_chinh_ta.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

  1. Học sinh lớp 1, các em còn rất nhỏ, nên thích chơi hơn thích học, các em thường không tập trung vào bài giảng. Các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với các con chữ nên việc tiếp thu khi viết chính tả còn chậm hơn so với các bạn khác. Cách cầm bút, cách ngồi viết chưa đúng dẫn đến viết xấu, viết chưa tốt . Học sinh chưa nắm được quy rình viết chữ, đôi khi còn viết ngược . II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Đối với giáo viên Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Giọng đọc phải rõ ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho tiết dạy và phần bài tập ) sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em. Uốn nắn cách phát âm của học sinh, các em thường có thói quen nói sao viết vậy, đặc biệt là các em ở miền Nam. Ví dụ: khỏe khoắn viết là phẻ phắn, cây tre viết là cây che, gồ ghề viết là gồ gề . Đây là một phân môn mới mẻ đối với học sinh đầu cấp nên đòi hỏi giáo viên phải biết đưa ra những biện pháp khéo léo và phù hợp với học sinh và làm sao cho tiết dạy không mất thời gian, giúp các em có hứng thú học tập ở phân môn này. Bên cạnh đó giáo viên cần chú ý sắp xếp chỗ ngồi cho các em. Mỗi tổ xếp xen kẽ các em tiếp thu nhạy bén, đọc viết nhanh xen kẽ các em đọc còn chậm, chữ viết chưa đẹp, chưa theo kịp các bạn, nhằm thực hiện phương châm “Học thầy không tày học bạn” . Với cách sắp xếp các em có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của chính mình. 2/ Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả. Bước sang tuần học thứ 10 tôi đã nắm bắt được khả năng nghe, nói, đọc, viết của từng học sinh. Đặc biệt tôi đã kiểm tra khả năng viết các chữ cái thông qua bảng 2
  2. bản trong cách sử dụng Tiếng Việt cũng góp phần hỗ trợ giúp học sinh viết đúng chính tả. Ví dụ: * Phân biệt c/k - Viết k: khi đứng trước e, ê, i, iê. (kẽ hở, kì cọ, kiểm tra, kể chuyện) - Viết c: khi đứng trước o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. (cô, cam, cực khổ, cá kho, .) * Phân biệt ng/ngh, g/ gh - Viết g, ng: khi đứng trước o, ô, ơ, u, ư, a, ă, â. (gà ri, gà gô, nhà ga, ngựa gỗ, ngõ nhỏ ) - Viết gh, ngh: khi gh, ngh đứng trước e, ê, i, iê. (nghĩ, nghiêng, ghi, ghề ) Trong tiết dạy khi gặp trường hợp các từ ngữ có viết với g/ gh, ng/ ngh, tôi cần nêu câu hỏi để tìm ra quy tắc bài học giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức. Ví dụ: - Khi viết từ nghệ sĩ, tôi hỏi: Tiếng nghệ em sẽ viết với ng hay ngh? Vì sao em biết? ( ngh. Vì ngh chỉ được viêt khi đứng trước e, ê, i, iê ) - Khi viết tiếng vỉa cần luôn luôn nhấn mạnh tiếng vỉa bất kì lúc nào cũng viết cùng với dấu hỏi. - Khi viết tiếng xẻ hay sẽ thì chú ý: khi viết từ chim sẻ (hoặc tiếng sẻ có liên quan đến tên loài chim) thì luôn viết sẻ với dấu hỏi, trường hợp còn lại đều viết sẽ với dấu ngã hay từ thợ xẻ nhắc các em tiếng xẻ lúc nào cũng phải viết với dấu hỏi Ngoài ra có thể dạy học sinh mẹo viết đơn giản: huyền ngã nặng, sắc hỏi không. Tức là đa phần trong các từ láy, thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu). Ví dụ: mạnh mẽ, lạnh lẽo, giữ gìn, củng cố, mát mẻ, chữ số, rổ rá, khe đá, . Ngoài ra các em còn sai về âm đầu s/x; ch/tr; v/ d/ gi; r/ g, . Sai ở một số âm cuối: c/ t; ( một chút viết là một chúc) Sai ở một số âm chính: ai/ay/ây, ao/au, ưu/ươu, ip/iêp, ăm/âm, . b) Hướng dẫn viết chính tả. Khi đọc văn bản của bài viết thì giáo viên phải hết sức tập trung quan sát và 4
  3. sinh. - Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đến chỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay. - Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viết sai, ghi ra phần sửa lỗi. - Nhận xét, đánh giá việc viết chính tả của học sinh * Bước 5: Luyện tập Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập chính tả trong sách giáo khoa. Sau đó tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau. c) Phương pháp dạy môn Chính tả Trong giờ chính tả, giáo viên cần sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, hợp lý giúp học sinh có ý thức tự giác học tập giúp các em tiếp thu bài đạt kết quả, đồng thời biểu hiện ở sự tập trung chú ý trong giờ học giúp học sinh tạo ra hứng thú học tập cộng với việc giảng dạy của giáo viên. Bài chép: Giáo viên chép nguyên văn bản mẫu lấy từ những bài tập đọc đã học trước. Giáo viên cho học sinh luyện viết đúng chữ âm tiết ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc vần, thanh dễ nhầm lẫn nếu một số từ ngữ trong bài được coi là “có vấn đề” về mặt chính tả và cũng chính là “ trọng điểm chính tả” mà học sinh cần lưu ý khi viết để phân biệt lỗi chính tả theo từng địa phương nơi mình đang dạy. Ví dụ: Đối với lớp tôi, tập trung luyện đọc – viết phân biệt cặp phụ âm đầu v/d, ch/ch và phụ âm cuối c/t; n/ng, như: luôn luôn viết luông luông; tuốt lúa viết tuốc lúa, xa một chút viết là xa một chúc, cặp da viết là cặp va, giữa trưa viết là giữa chưa, Để học sinh không còn mắc phải lỗi chính tả, giáo viên cần nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp mình. Đồng thời giáo viên cần tăng cường linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Chính tả nghe – viết: Là kiểu bài rèn luyện kỹ năng viết trên cơ sở thực hiện việc chuyển đổi âm thành văn bản. Về cấu trúc cũng như kiểu bài tập chép nhưng yêu 6
  4. Với quyết tâm và phương pháp vừa sửa sai vừa động viên khen thưởng. Giờ đây, tôi rất phấn khởi khi giảng dạy. Tôi thiết nghĩ đạt được kết quả này cũng chính là nhờ sự cố gắng rèn luyện không ngừng của học sinh, và các em đã nhận thấy tầm quan trọng của phân môn Chính tả. Vì thế mà các em càng chăm học hơn, đó cũng là niềm mong ước của tôi. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm như sau: - Bản thân giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, tận tụy, gần gủi học sinh tạo môi trường thân mật trong quá trình giúp đỡ các em rèn luyện ở bất kì môi trường nào và làm động cơ thúc đẩy quá trình học tập thân thiện giữa thầy và trò tránh rào cản khoảng cách vì sợ sệt, tâm lý. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thâm nhập quy trình tạo các nét, con chữ để hướng dẫn học sinh tỉ mỉ về quy tắc, quy trình, kĩ thuật viết. - Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, chuẩn nét, đúng độ cao, kích thước làm mẫu cho học sinh noi gương. - Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đúng. Từ đó học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tạo điều kiện để các em được học bạn. Ngoài ra, thường xuyên nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là một tiến bộ nhỏ, để có động lực tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa. - Tìm hiểu nguyên nhân từng đối tượng học sinh về kĩ năng cầm bút, tốc độ viết chữ, cách đưa nét bút, phân nhóm đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn, sửa đổi hoặc gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi giúp đỡ các em rèn luyện ở nhà. - Xây dựng phong trào rèn chữ viết xuyên suốt trong năm học và rèn chữ viết trong tất cả các phân môn, Trong từng buổi học, hàng tuần, hàng tháng phải có kiểm tra vở, kiểm tra cách viết, cách trình bày chữ viết trong các loại vở để phân nhóm, khoanh vùng khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh để lần sau không tái phạm và tiến bộ hơn lần trước. C. KẾT LUẬN 8