Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy mĩ thuật cấp THCS - Trần Bá Trung

 

          I. ĐẶT VẤN ĐỀ

          - Trong môn Mĩ Thuật ở bậc THCS nói chung và môn Mĩ Thuật nói riêng trong nhiều năm tôi giảng dạy ở trường THCS  các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau  song để học tốt môn Mĩ Thuật là rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác, vì vậy việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng, đẹp là một vấn đề quan trọng của giáo viên hướng dẫn.

doc 8 trang Hải Anh 11/07/2023 6020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy mĩ thuật cấp THCS - Trần Bá Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_mi_thuat_cap_th.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy mĩ thuật cấp THCS - Trần Bá Trung

  1. Sáng kiến kinh nghiệm:Một số phương pháp dạy Mĩ Thuật - Với vai trò là giáo viên đã nhiều năm đảm trách công tác dạy môn Mĩ Thuật, tôi đã nghiên cứu và xây dựng cho mình một số phương pháp dạy Mĩ Thuật sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp dạy Mĩ Thuật ”. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng - Chương trình Mĩ Thuật cấu tạo gồm 4 phân môn, kiến thức nâng cao dần ở từng lớp, ở mỗi cấp học. Môn Mĩ Thuật THCS gồm những phân môn sau: + Vẽ theo mẫu. + Vẽ trang trí. + Vẽ tranh. + Thường thức mĩ thuật. * Thuận lợi: - Mỹ Thuật là môn học năng khiếu, nên các em yêu thích môn học này, đây cũng là yếu tố để các em học tốt môn học này. - Nhờ vào sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, luôn tạo điều kiện tốt cho quá trình dạy học và nghiên cứu. - Đa số học sinh đến trường phụ huynh đều trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho các em. * Khó khăn: - Cuộc sống ngày càng hiện đại thì ngày càng phát sinh nhiều hình thức vui chơi của học sinh hiện đại phong phú, dể dàng thu hút, lôi cuốn các em sa ngã. - Một số em có tinh thần, thái độ học tập chưa tốt, chưa mạnh dạn trong học tập, nên còn hạn chế gây khó khăn cho các em học sinh khác. - Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến con em của mình,xem nhẹ môn Mỹ Thuật. Người thực hiện: Trần Bá Trung TH & THCS TÂN THẠNH - 2 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm:Một số phương pháp dạy Mĩ Thuật + HS: Quan sát kỹ các vật mẫu và trả lời theo cảm nhận riêng về hướng ánh sáng, chất liệu, mức độ đậm nhạt giữa các vật mẫu. 2.3. Phương pháp trực quan - Dạy Mĩ Thuật chủ yếu là bằng đồ dùng dạy học, đối tượng của môn Mĩ Thuật thường là những gì ta có thể thấy, sờ được, có hình, có khối, có đậm nhạt, có màu sắc, * Ví dụ: Vật thực (các hình khối, vật mẫu), hình vẽ, tranh, ảnh, - Dạy phân môn vẽ theo mẫu không thể thiếu phương pháp này, yêu cầu giáo viên phải lựa chọn mẫu cho phù hợp, đồ dùng dạy học phong phú, để gợi ý tìm tòi sáng tạo trong mỗi học sinh. Đồ dùng trực quan đẹp sẽ gây hứng thú học tập cho các em hơn. Dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu. 2.4. Phương pháp làm việc theo nhóm - Phương pháp này phát huy được tính tích cực, chủ động. Mọi học sinh đều được tham gia học tập một cách tự giác bằng khả năng của chính mình. Pương áp này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung. - Phương pháp làm việc theo nhóm giúp học sinh dễ quan sát hơn, giáo viên nên chia ra 02 hoặc 04 nhóm và vẽ 02 hoặc 04 mẫu khác nhau. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm nhằm tăng cường tính tích cực, tự tìm tòi, khám phá của học sinh. * Ví dụ: Giáo viên giao mẫu vẽ cho từng nhóm để học sinh tự đặt mẫu hợp lý về bố cục, về đậm nhạt, và tìm ra cách vẽ theo vị trí của từng nhóm, 2.5 Phương pháp luyện tập - Với môn Mĩ Thuật, luện tập được coi là hoạt động học tập chủ yếu để củng cố kiến thức học sinh, đồng thời học sinh còn tìm ra nhiều điều mới mẻ làm cho nhận thức trở nên phong phú, kiến thức càng sâu sắc hơn và khả năng sáng tạo được hình thành. Người thực hiện: Trần Bá Trung TH & THCS TÂN THẠNH - 4 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm:Một số phương pháp dạy Mĩ Thuật Trong hoạt động này GV sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp vấn đáp. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ - GV: ( Đặt câu hỏi, treo đồ dùng dạy học các bước vẽ) Trong hoạt động này GV sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp vấn đáp. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp làm việc theo nhóm. * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài Trong hoạt động này GV sử dụng: + Phương pháp luyện tập. + Phương pháp quan sát. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập Hoạt động này GV sử dụng: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp vấn đáp. + Phương pháp trò chơi. Người thực hiện: Trần Bá Trung TH & THCS TÂN THẠNH - 6 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm:Một số phương pháp dạy Mĩ Thuật - Giúp cho học sinh nhận thức được vẽ đẹp của nền Mĩ Thuật dân tộc. 2. Kết luận Trên đây là phần trình bày một số kinh nghiệm giảng dạy môn Mĩ Thuật mà tôi tự tìm hiểu, học hỏi và đúc kết qua nhiều năm công tác. Đây là một số phương pháp có rất nhiều ưu điểm và giúp tôi làm tốt công tác trong những năm qua. Đối với tôi đây là những phương pháp tối ưu và phù hợp, song cũng có thể còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên, của quý đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hay và nhất là được thành công hơn trong công tác giảng dạy của mình. 3. Những kiến nghị và đề xuất : . Đối với Ban Giám Hiệu nhà trường cần tạo điều kiện để có thêm một số tranh ảnh minh họa, vật mẫu nhằm phục vụ cho việc dạy - học môn Mĩ Thuật. . Ban Giám Hiệu cần tạo điều kiện để có phòng học riêng dành cho bộ môn Mĩ Thuật. Tân Thạnh ngày 06 tháng 03 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Trần Bá Trung XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ Người thực hiện: Trần Bá Trung TH & THCS TÂN THẠNH - 8 -