Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây các sách báo khoa học giáo dục và trong thực
tế dạy học được diễn đạt bằng các thuật ngữ như: "Dạy học nêu vấn đề"; "Dạy
học coi học sinh là trung tâm" ; " Phương pháp dạy học tích cực" .Tuy nhiên
trên thực tế mục đích cần đạt được là kết quả của sự vận dụng tổng hợp những
khía cạnh bản chất tích cực trong các xu hướng lý luận nói trên và không có
một phương pháp giáo dục nào là vạn năng có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh,
mọi đối tượng học sinh. Chúng ta thường phải sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp đặc biệt là đối với môn sinh học.
Sinh học là môn khoa học về sự sống, Nó sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về môi trường động thực vật xung quanh. Có thể nói đây là một môn học thú vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể học tốt môn học này. Trong chương trình sinh học lớp 7 cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.qua nhiều năm giảng dạy. Dù vậy, việc tìm hiểu, vận dụng, đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu cần thiết để kích thích các em tích cực tự tìm hiểu, tự nghiên cứu và giúp các em nhận biết các loài động vật trong tự nhiên, vận dụng tìm ra kiến thức mới của bài học. Từ đó giúp các em tự tin trong học tập, hoạt động và đạt kết quả học tập cao hơn. Do đó tôi chọn đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN SINH 7
B. NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề:
Chúng ta đã biết một nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học hiện đại là phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về mục đích, nội dung và phương pháp với mục tiêu mới thì cần phải có nội dung mới và phương pháp dạy học mới thích hợp, phương pháp dạy học mới có thể tạo điều kiện để lựa chọn nội dung đến tối ưu và thực hiện
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên
- mục đích ở tầm cao hơn. Trọng điểm của phương pháp đổi mới là chuyển mạnh từ việc truyền thụ kiến thức song việc chú trọng bồi dưỡng năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực sáng tạo, năng lực học tập. Do đó, dạy học môn sinh học không thể không có tranh ảnh, vật mẫu, thí nghiệm và thực hành. Trong thực tế, khi học sinh học, các em có suy nghĩ đó là môn học bài, dễ dàng học thuộc lòng nhưng không phải như vậy. Nếu các em không biết cách tự học, không biết vận dụng, không biết quan sát thực tiễn, vật mẫu, tranh, hình thì các em không học tập tốt được. Đối với kỹ năng hoạt động nhóm các em chưa thật sự tích cực và có kỹ năng hoạt động theo nhóm, chưa quen với việc tự mình làm chủ, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức đặc biệt trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên là khâu rất quan trọng. Trong quá trình dạy học là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng, lĩnh hội các kiến thức là khâu nghiên cứu các tài liệu mới, những kiến thức có vững chắc hay không còn phụ thuộc khâu tổ chức của GV. a. Thuận lợi. - Trường học được xây dựng khang trang, khá đầy đủ tiện nghi và có sân vui chơi rộng rãi thoáng mát. - Trang thiết bị dạy-học tương đối đủ. - Gv luôn quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặt biệt là học sinh yếu kém. - Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài và làm bài khi đến lớp. b. Khó khăn : - Trường thuộc vùng sâu, vùng xa nên điều kiện đi lại của học sinh cón gặp nhiều khó khăn. - Số ít các em tham gia vào các trò chơi điện tử, gem, kéo theo sự ảnh hưởng trong học tập của 1 số học sinh khác. - Một số học sinh không chịu học, ý thức học tập quá kém và chưa được sự quan tâm sâu sát của gia đình. (Có học sinh xem nhẹ môn học vì cho rằng đây chỉ là môn phụ đối với môn sinh cũng như 1 số môn khác)
- sống và hiểu biết cuả học sinh. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng kết hợp với những suy luận đơn giản. Khối lượng nội dung của mỗi tiết học cần đáp ứng được những yêu cầu sau: + Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các mẫu vật trong tự nhiên và đời sống. + Tạo điều kiện để học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu. Tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhóm tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thực hành, thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. Trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp sau: Biện pháp 1: Thường xuyên sử dụng phương pháp quan sát, nghiên cứu, tìm tòi và chia nhóm. Phương pháp này học sinh tự lực quan sát, mô tả, phân tích đối tượng. Tự thu thập thông tin tự sử lý thông tin bằng các câu hỏi. Rút ra đặc điểm chung và riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng. Ví dụ 1 Bà18: TRAI SÔNG Giáo viên: Cho học sinh chia nhóm và kiểm tra mẫu vật 1. Hình dạng, cấu tạo: a. Vỏ trai: Giáo viên: Cho học sinh tự quan sát hình 18.1; 18.2 SGK rồi kết hợp với mẫu vật tự thu thập thông tin. Giáo viên: Cho các nhóm thảo luận câu hoỉ SGK sau đó đại diện trả lời. Học sinh: Tự rút ra kết luận. - Vỏ trai được chia thành 3lớp: + Lớp sừng + Lớp đá vôi + Lớp xà cừ * Ví dụ 2: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ
- C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những bài học kinh nghiệm. Qua quá trình giảng dạy, vận dụng đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN SINH 7 bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tập trung vào bài học, chuẩn bị tốt các hoạt động về nhà, tranh ảnh, vật mẫu liên quan đến bài. Cùng sự hướng dẫn của giáo viên và không khí thoái mái của lớp học, học sinh cảm thấy hứng thú, tự tin khi trình bày trước đám đông, nhất là học sinh tìm được vật mẫu tốt - Giáo viên cần luôn cập nhật kiến thức, tự tìm tòi các tư liệu mới, nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, có tinh thần cầu tiến, học hỏi các kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cần luôn kiên nhẫn trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập. 2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Giúp học sinh có ý thức chủ động trong việc tìm ra kiến thức mới từ việc chuẩn bị vật mẫu học tập, đến kỹ năng nắm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. - Bồi dưỡng năng lực tự học, say mê nghiên cứu khoa học, lòng yêu quí và bảo vệ ĐV tự nhiên, bảo vệ môi trường nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống. - Nâng cao chất lượng học tập bộ môn. * Những kiến nghị. Để đảm bảo trong giảng dạy môn Sinh học 7 đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị như sau: Bổ sung đầy đủ tranh ảnh, dụng cụ thực hành thí nghiệm để áp dụng thành công phương pháp dạy học tích cực. Láng tròn, ngày 5 tháng 12 năm 2020 Người viết