Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Hóa học 8 thông qua việc thi đua trong tiết học

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Để đạt được kết quả cao trong giảng dạy, năm học 2016 - 2017 là năm học thứ mười thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT, năm học thứ bảy thực hiện chỉ thị của Bộ GD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mục tiêu chủ yếu của việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là làm sao tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo sự gần gũi,  gắn bó với học sinh, luôn tạo được sự thỏa mái, bình yên, hứng khởi cho từng học sinh, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em trong học tập và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả cao.

doc 13 trang Hải Anh 11/07/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Hóa học 8 thông qua việc thi đua trong tiết học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_mon_hoa_hoc_8_th.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học môn Hóa học 8 thông qua việc thi đua trong tiết học

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 2 Bởi vì, thi đua vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của các em học sinh, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải học hoài những tiết lý thuyết căng thẳng, bài tập khô khan Thi đua còn là phương pháp giáo dục về hành vi đạo đức cho các em thuộc hạng nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, kích cầu được sự hứng khởi, phấn chấn cho các em, hội tụ đông đảo các đối tượng học sinh tham gia thi đua một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hòa hợp và thân thiện. Xóa dần được ranh giới giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích lũy được trong những năm học qua. Tôi xin được đóng góp một Sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề : NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC MÔN HÓA HỌC 8 THÔNG QUA VIỆC THI ĐUA TRONG TIẾT HỌC II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng hiện nay: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng năng lực tìm kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo và thái độ học môn hoá học của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh cho rằng hoá học là môn khó học, các em rất sợ học tập môn hoá, hầu như rất ít học sinh nắm vững kiến thức cũng như kĩ năng hoá học. Vì thế các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú bộ môn này. 2. Các biện pháp để nâng cao hứng thú học môn Hóa học 8: Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức hóa học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn.
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 4 - Giáo viên cho lớp phó học tập kẻ bảng thành 4 cột lớn để ghi nộ dung thi đua và 1 cột nhỏ để ghi điểm cho các tổ. b. Hoat động theo dạng bài tập. Giải pháp - Ghi kí hiệu nguyên tố hóa học : Giúp các em nhớ và ghi được kí hiệu các nguyên tố, tạo không khí sôi nổi và phấn khởi. - Hoàn thành các phương trình phản ứng : Rèn luyện kỹ năng viết phương trình, nhớ tính chất hóa học, mối liên hệ giữa các chất - Nhận biết - Tính chất hóa học của các chất - Bài tập tính theo phương trình - Phân loại phản ứng - Giáo viên viết đề bài lên bảng (các bài tập đưa ra phải tập trung vào trọng tâm) học sinh làm vào tập - Chọn 4 em làm bài nhanh nhất nộp tập. Lưu ý : Giáo viên không cho chạy (Sợ học sinh ham thi đua chạy dể gây tai nạn và làm ảnh hưởng đến các bạn khác), khi làm xong chỉ cầm tập giơ lên, khi có lệnh của giáo thì đi nộp. Học sinh nộp bài trước không được chỉ các bạn còn lại trong tổ (Thiếu công bằng giữa các tổ, nếu vi phạm – 10 đ cho tổ đó) - Sau khi 4 học sinh đã nộp tập thì giáo viên đi kiểm tra toàn lớp nhắc nhở đến khi các em làm xong bài tập. - Tiếp theo giáo viên gọi một số, học sinh có số tương ứng của mỗi tổ mang tập nộp (nếu tổ nào nộp quá số người quy định khi phát hiện thì bỏ điểm của học sinh cao nhất và trừ thêm 10 điểm. Nếu số thứ tự trùng với người đã nộp tập nhanh thì số kế đó nộp thay)
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 6 - Kích thích được học sinh thi đua làm bài tập để được điểm. - Học sinh thích được giáo viên cho điểm vào tập ghi để về khoe với gia đình. - Phục vụ tốt cho các tiết ôn tập, luyện tập. * Hạn chế : - Mất thời gian chấm bài. - Các em thường mất trật tự. c. Hoạt động kiểm tra viết Giải pháp - Ngoài quy định của tổ chuyên môn, giáo viên còn cho học sinh làm thường xuyên bài kiểm tra viết. - Khi có bài kiểm tra giáo viên chấm mẫu 4 bài, sau đó hướng dẫn cho 4 học sinh học khá, giỏi chấm bài cho cả lớp. - Chấm bài xong lớp phó học tập vào sổ điểm rồi chia bài ra và cộng điểm theo tổ (lấy tổng số điểm chia điều cho số người trong tổ, lấy điểm trung bình). Tổ nào có điểm cao thì giáo viên thưởng bằng điểm. - Phát bài cho học sinh ở tiết kế đó, em nào có khiếu kiện gì thì hỏi trực tiếp và giáo viên trả lời, nếu người chấm sai thì chỉnh sửa điểm cho người khiếu kiện và trừ điểm cho người chấm. Lưu ý : Giáo viên quy định - Học sinh vắng cho kiểm tra lại. - Lớp phó học tập cộng điểm của từng tổ ghi vào cột điểm thi đua. Ví dụ : Giáo viên cho đề kiểm tra và yêu cầu học sinh làm.
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 8 V= 0,1. 22,4 = 2,24 ( l ) ( 1điểm) * Ưu điểm : - Kiểm tra được tất cả học sinh. - Học sinh thích được điểm và thưởng kẹo nên tích cực làm bài. - Rèn luyện kỹ năng chấm bài cho một số em học khá, giỏi và giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. - Chấm, trả bài kịp thời và học sinh biết được khả năng của chính mình từ đó có cách học tốt hơn. * Hạn chế : Học sinh chấm bài đôi khi còn sai d. Hoạt động phát biểu xây dựng bài Giải pháp Giáo viên đặc câu hỏi cho học sinh trả lời : - Học sinh trả lời đúng +10 đ - Học sinh trả lời sai +5 đ Ví dụ : Giáo viên đặt câu hỏi Câu 1 : Nêu tính chất hoá học (viết phương trình) và ứng dụng của oxi ? Câu 2 : Nêu khái niệm và cho ví dụ của các phản ứng sau : a. Hoá hợp b. Phân huỷ Câu 3 : Nêu khái niệm, phân loại và cách gọi tên về oxit ? Câu 4 : Nêu khái niệm sự cháy ? Các cách làm tắt đám cháy ? Trong không khí gồm có những thành phần nào ?
  5. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 10 Câu 2 : Nêu ứng dụng của H2 : Câu 3 : Phản ứng thế là gì ? Cho ví dụ ? Câu 4 : Nêu cách điều chế H 2 trong phòng thí nghiệm ? Cho biết các cách thu khí hiđro ? Vì sao ? * Ưu điểm : - Học sinh chuẩn bị được bài mới và làm được bài tập ở nhà cho nên các em khắc sâu được kiến thức. - Học sinh sợ bị mất điểm thi đua của tổ nên cố gắng soạn bài. - Học sinh thích được khẳng định mình và đóng góp cho tổ nên làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. * Hạn chế : - Một số em không soạn bài và làm bài ở nhà mà còn ỷ lại vào những bạn học khá giỏi nên vào lớp chép của bạn. - Nhiều học sinh lớp cơ bản chưa thực hiện tốt. f. Hoạt động vẽ sơ đồ tư duy : Giải pháp - Phân loại sơ đồ tư duy : sơ đồ câm và sơ đồ có nội dung - Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy vào bảng nhóm. - Giáo viên chọn các loại bài cần thiết để thiết kế sơ đồ tư duy : + Ôn tập + Tính chất hóa học + Củng cố kiến thức cuối bài
  6. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 12 Việc tổng hợp khéo léo các phương pháp dạy nêu trên nhằm mục đích làm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, đã đem lại kết quả rất khả thi và tạo được hứng thú lớn trong học tập của học sinh, đồng thời phát huy tối đa sự tham gia của người học. Học sinh có khả năng tự tìm ra các kiến thức, tự mình tham gia vào các hoạt động để cũng cố kiến thức, rèn luyện được kĩ năng. Dạy học như thế có tác động rất lớn đến việc phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo. 2. Kiến nghị : Nhân rộng mô hình “Thi đua trong tiết học môn hóa lớp 8” Trên đây là tích lũy kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy thời gian qua, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của lãnh đạo và của đồng nghiệp để nội dung “Thi đua trong tiết học môn hóa lớp 8” của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành biết ơn ! Duyệt của Ban lãnh đạo Người viết Trần Thị Tuyết Loan