Sáng kiến kinh nghiệm Nêu cao tinh thần “đoàn kết ”

b. Khó khăn:

Những năm trước đây trường TH Tân Thạnh có dấu hiệu mất “ Đoàn kết”, có việc đưa ra tập thể giải quyết nhưng vấn đề bằng mặt nhưng không bằng lòng vẫn còn, qua đó cho thấy mất đoàn kết nó thể hiện qua các biểu hiện như sau: 

- Trường có 7 chị em nữ rất dễ nhạy cảm trong việc giao tiếp ứng xử, dù là chuyện rất nhỏ cũng có thể gây mất đoàn kết nếu mỗi người không suy nghĩ sự việc thấu đáo.

 - Việc công khai các khoản thu chi, lợi ích chưa minh bạch từ đó dẫn đến hiểu nhằm nhau gây mất đoàn kết.

- Trường còn có 1 điểm lẻ được hưởng chương trình 116 nên 1 một số ít giáo viên muốn dạy ở điểm lẻ để được hưởng chế độ đãi ngộ của chính phủ nên gây mất đoàn kết nội bộ.

docx 8 trang Hải Anh 11/07/2023 6440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nêu cao tinh thần “đoàn kết ”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_neu_cao_tinh_than_doan_ket.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nêu cao tinh thần “đoàn kết ”

  1. - Trường TH Tân Thạnh có 23 CB-GV-NV trong đó có 16 đ/c là Đảng viên trong đó có 4 đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị, có 17 đ/c có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Cao đẳng trở lên, có 5 đ/c có chứng chỉ quản lý nhà nước và quản lý giáo dục. - Trường có thành lập đủ các tổ chức như: Có chi ủy với 16 đảng viên; có Công Đoàn; có tổ chức Đoàn Đội; có các tổ chuyên môn và 1 tổ Văn phòng; bên cạnh đó còn có Ban đại diện cha mẹ học sinh, - Trường có đội ngũ CB-GV-NV nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm, có tới ¾ CB-GV-NV có tuổi đời trên 40 tuổi và tuổi nghề trên 25 năm. Có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng. - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành GD-ĐT thị xã Giá Rai đã đầu tư CSVC và trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. - Được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng ủy và UBND xã Tân Thạnh trong công tác tuyên truyền và vận động học sinh đến trường và hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. b. Khó khăn: Những năm trước đây trường TH Tân Thạnh có dấu hiệu mất “ Đoàn kết”, có việc đưa ra tập thể giải quyết nhưng vấn đề bằng mặt nhưng không bằng lòng vẫn còn, qua đó cho thấy mất đoàn kết nó thể hiện qua các biểu hiện như sau: - Trường có 7 chị em nữ rất dễ nhạy cảm trong việc giao tiếp ứng xử, dù là chuyện rất nhỏ cũng có thể gây mất đoàn kết nếu mỗi người không suy nghĩ sự việc thấu đáo. - Việc công khai các khoản thu chi, lợi ích chưa minh bạch từ đó dẫn đến hiểu nhằm nhau gây mất đoàn kết. - Trường còn có 1 điểm lẻ được hưởng chương trình 116 nên 1 một số ít giáo viên muốn dạy ở điểm lẻ để được hưởng chế độ đãi ngộ của chính phủ nên gây mất đoàn kết nội bộ. - 2 -
  2. khó khăn và gắn kết với nhau. Từ đó họ gần nhau hiểu và thông cảm cho nhau cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thứ hai: Những vấn đề nhại cảm của các chị em nữ trong đơn vị nhà trường giao cho BCH Công Đoàn và Nữ Công tìm hiểu nguyên nhân sự việc sau đó lãnh đạo nhà trường làm việc với từng cá nhân. Mời tất cả họp cùng nhau đưa các vấn đề mâu thuẩn đem ra giải quyết trên tinh thần trao đổi, hòa giải cởi mở, không tạo áp lực căng thẳng; có gì khó khăn thì đưa ra tập thể giải quyết tại cuộc họp đó; luôn nhắc nhở chị em nên xem chuyện lớn như chuyện nhỏ và chuyện nhỏ xem như là không có thì từ đó chị em không còn hiểu nhầm nhau và dễ bỏ qua những lỗi nhỏ cho nhau. Thứ ba: Các chế độ chính sách, các khoản thu chi hàng tháng phải được công khai minh bạch; không có trường hợp bưng bít che đậy, nhắc nhở anh em trong đơn vị phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết xem công việc của đồng nghiệp cũng như công việc của chính mình, biết nhìn nhận cái đúng cái sai và biết lắng nghe để tự sửa chữa mình, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn. Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ là phát huy tinh thần dân chủ trong trường học, tạo sự công bằng đối với mỗi cá nhân trong tập thể và sự minh bạch về tài chính và lợi ích của mội người. Thứ tư: Sự thể hiện ở mối quan hệ giữa BGH và đội ngũ giáo viên. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên dưới. Người làm công tác quản lí cần biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CB-GV-NV trong nhà trường. Khi phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc không để gây ức chế đối với giáo viên. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn. Trong giao tiếp ứng xử luôn thể hiện tính hòa đồng, cởi mở và lịch sự, không phân biệt, đối xử, luôn thể hiện tinh thần kính trọng kể cả cấp trên hay cấp dưới. tránh nịnh bợ cấp trên và quát mắn cấp dưới. - 4 -
  3. viên trong đơn vị để có giải pháp quản lý phù hợp. Đặc biệt trong quản lý có những việc chưa chưa hoàn thành phải thành khẩn nhận trách nhiệm về mình, không đùn đảy trách nhiệm cho người khác. Phải quan tâm đến tất cả các thành viên trong nhà trường, không phân biệt giới tính hay thành phần. Phải kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm nội quy cơ quan và quy chế chuyên môn. Ngay từ đầu năm học chỉ đạo cho từng bộ phận phải xây dựng cho mình kế hoạch làm việc của năm và phân định công việc cụ thể cho từng tháng, từng kì. Việc xây dựng kế hoạch phải sát với tình hình thực tế, không qua loa, đại khái hay chung chung, có sự phân định trách nhiệm công việc rõ ràng, phân đúng người, đúng việc dựa theo khả năng, sở trường của mỗi người như vậy hiệu quả công việc sẽ cao. 3. Những kết quả đạt được Nhờ áp dụng các giải pháp trên trong năm học 2016-2017 nhà trường có một tập thể “Đoàn kết” vững mạnh, cùng nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, không còn trường hợp lôi bè kéo cánh; biết yêu thương giúp đỡ nhau trong công việc và đời sống hàng ngày. Trong giao tiếp ứng xử thoải mái không còn trường hợp người nói Cũng chính điều ấy làm cho tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của đơn vị cao trong công tác, từ đó mỗi thành viên đã tự nguyện, tự giác tham gia đầy đủ các phong trào thi đua để góp phần cho trường giữ vững danh hiệu và đạt nhiều thành tích cao liên tục trong các Hội thi và các phong trào do ngành tổ chức. Làm chuyển biến sự nhận thức của CB-GV-NV trong công tác đoàn kết nội bộ của nhà trường. Từ việc làm tốt công tác tuyên truyền và xây dựng được một tập thể có truyền thống đoàn kết bền bỉ lâu dài, trường TH Tân Thạnh luôn không ngừng phát triển và đạt được mục tiêu đặt ra hàng năm và cũng đã thật sự mạnh về chất, cụ thể: - 6 -
  4. Một tập thể đoàn kết, biết cộng đồng trách nhiệm, biết yêu thương giúp đỡ nhau thì chắc chắn tập thể đó sẽ vững mạnh và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có được kết quả trên, ngoài sự nổ lực không ngừng của tập thể ra nhà trường luôn được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo ngành. Tập thể nhà trường sẽ luôn giữ vững khối đoàn kết nội bộ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn cố gắng thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên tuyền, nhằm động viên đội ngũ nhà giáo, luôn có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, để nhà trường luôn không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Chúng ta nên nhớ là không tạo nên mâu thuẩn, nếu có mâu thuẩn xảy ra thì giải quyết dứt điểm ngay. 3. Kiến nghị, đề xuất Sáng kiến kinh nghiệm là quá trình thực hiện nhiệm vụ được tích hợp thu nhận lại kết quả tích cực của bản thân từng cá nhân. Vậy xin các cấp lãnh đạo hãy bảo lưu cho một sáng kiến kinh nghiệm được ít nhất là 5 năm đối với tất cả các đối tượng./. Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Việt Kha - 8 -