Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4

PHẦN B: NỘI DUNG

  I. THỰC TRẠNG 

        Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ  nhiệm  lớp 4.2 (lớp có đối tượng học sinh: Giỏi - Khá - Trung bình). 

     1. Thuận lợi

         - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường.

         - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học tập của con mình.

doc 10 trang Hải Anh 07/07/2023 4660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4

  1. 2. Khó khăn - Chương trình toán có lời văn lớp 3 và lớp 4 chênh lệch rất nhiều về kiến thức và các bước giải. - Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều. Một số học sinh tiếp thu kiến thức còn rất chậm, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán. - Bên cạnh đó, còn một số gia đình học sinh cha mẹ chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con cái và trình độ học vấn của phụ huynh chưa cao nên gặp khó khăn trong việc dạy thêm cho vì vậy đã khoán trắng cho giáo viên. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Từ thực trạng nêu trên nên tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp như sau: 1. Kiểm tra phân loại học sinh Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi tiến hành kiểm tra kiến thức cũng như kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh; từ đó phân chia ra: - Bao nhiêu em đã có kĩ năng giải toán có lời văn tốt. - Bao nhiêu em thực hiện giải toán còn chậm, nguyên nhân? - Bao nhiêu em chưa giải toán được. Vì sao? 2. Chuẩn bị cho giờ dạy – học giải toán theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả a/ Sự chuẩn bị của giáo viên: Sau khi đã tiến hành kiểm tra và phân chia được trình độ của học sinh, tôi luôn quan tâm chuẩn bị tốt cho mỗi bài dạy cũng như mỗi dạng toán có lời văn. Trước khi dạy bất cứ một dạng toán nào, tôi cũng dành thời gian nghiên cứu kĩ lưỡng về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện tập, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn; 2
  2. trong hoạt động học toán, có phương pháp học bộ môn toán, có thao tác về giải toán phải có đầy đủ các dụng cụ học toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học. - Trong giờ học tăng tiết, tăng buổi cần có thêm vở bài tập, sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao - Song, không thể thiếu được những kiến thức về toán học có hệ thống logic từ lớp dưới, từ bài học trước, phải chắc chắn làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp thu kiến thức. Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán. Để học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ giáo viên cần bố trí mỗi tổ có một tổ trưởng là học sinh khá (giỏi) toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn vào giờ ôn bài, soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ. 3. Dạy quy trình thực hiện khi giải toán có lời văn - Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm, quan hệ toán học, Chính vì đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung (quy trình) trong quá trình giải toán như sau: + Bước 1: Đọc kỹ đề bài. Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc đề từ 2 đến 3 lần. + Bước 2: Phân tích, tóm tắt đề toán. Phân tích để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. 4
  3. các đại lượng của bài toán. Tóm tắt ? học sinh Nữ : Nam: 45 học sinh ? học sinh Bước 3: Tìm cách giải bài toán Bước 4: Trình bày bài giải Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số học sinh nữ của lớp 4A là: 35 : 5 = 7 (học sinh) Số học sinh nam của lớp 4A là: 7 x 4 = 28 (học sinh) ( Hỏi còn cách giải nào khác? Tổng số học sinh – học sinh nữ = số học sinh nam 35 - 7 = 28 (học sinh) ) Đáp số: Nữ: 7 học sinh Nam: 28 học sinh Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận. 7 + 28 = 35 (học sinh), "tổng số học sinh". Hay có thể lấy 28 : 7 = 4 (lần), " tỉ số". Các thao tác giải đã hình thành dần dần cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài. Từ phương pháp dạy như trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài. 6
  4. Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Tóm tắt ? m Vải hoa : ? m Vải trắng : 180 m Vải xanh : ? m Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tực như "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số" Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán + Ở dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" còn ở dưới dạng ẩn: 2 Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có chu vi 650 m. Số đo chiều rộng bằng số đo 3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải và giải bài toán) Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. - Như vậy, dù bài toán dạng "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" hay bất kì ở dạng toán nào thì đều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. - Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất kì loại toán nào 8
  5. khả năng giải loại toán đó, đặt ra các tình huống để các em suy nghĩ, tìm tòi nhiều cách giải khác nhau. - Đối với học sinh Học sinh phải tự giác tích cực tiếp thu kiến thức nhằm trang bị cho mình những kỹ năng thực hành giải toán thành thạo. Học sinh phải nắm vững phương pháp chung về giải các bài toán có lời văn. Từ đó, đào sâu suy nghĩ tìm tòi nhiều cách giải khác nhau. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn lớp 4 mà tôi đã vận dụng và đạt hiệu quả. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng chấm xét sáng kiến kinh nghiệm để giúp tôi trang bị thêm những kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán cho học sinh tốt hơn. . Xin chân thành cảm ơn! PT Đông, ngày 24 tháng 5 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT NGƯỜI VIẾT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Châu Hồng Bưởi XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỊ XÃ 10