SKKN Biện pháp giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, giáo dục và đào tạo đã có nhiều bước phát triển mới cả về chất và lượng, tạo ra một nền tảng vững chắc để đất nước đi lên hùng mạnh sánh vai với các nước trên thế giới. Giáo dục - đào tạo luôn phấn đấu để đạt tới một nền giáo dục tiên tiến nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, tự chủ, tự tin, có năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng được các nhu cầu của một xã hội mới.

doc 12 trang Hải Anh 11/07/2023 5700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_thcs_phat_huy_kha_nang_tu_t.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể

  1. tập, công việc của cá nhân và tập thể” để làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học 2020 - 2021. II. THỰC TRẠNG: Tổng số học sinh khối 6 7 8 9 là: 418 em được chia thành 12 lớp. Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên ở trường THCS môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh. Vì trường ở vùng nông thôn nên đa phần các em chưa được rèn tính tự tin mặc dù năng lực các em vốn có nhưng khi tham gia hay cần thể hiện trước đám đông, trong các cuộc thi thì các em không làm được. 1. Thuận lợi: - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí đồng nghiệp. - Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học. - Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn. - Nhà trường phân chia lớp theo trình độ của học sinh. - Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép một số em tỏ ra thích học môn GDCD. - Nhiều em rất năng động, nhiệt tình, rất tự tin vào khả năng của bản thân, tham gia phong trào thi đua của trường, lớp. 2. Khó khăn: - Học sinh còn lười học, học trước quên sau. - Ý thức học tập của nhiều học sinh có biểu hiện chưa tốt. - Học sinh đến lớp ít thuộc bài và làm bài ở nhà - Trong giờ học học sinh còn thụ động, thiếu tự tin phát biểu xây dựng bài. - Trường phát động nhiều phong trào thi đua nhưng các em còn rụt rè, nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin vào bản thân. 2
  2. - Muốn thực hiện tốt kỹ năng thuyết trình, trước tiên người học sinh cần phải học hỏi kinh nghiệm của thầy cô giáo dạy mình qua từng bộ môn, học hỏi giữa các em học sinh với nhau, qua truyền thông cũng như thông tin đại chúng .dần dần hình thành kỹ năng tự tin vào bản thân, không nhút nhát, rụt rè trước các bạn cũng như thầy cô giáo. Có như vậy các em mới phát huy được khả năng tự tin vào bản thân mình trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. 2.2. Kỹ năng giao tiếp: Khuyến khích phát huy kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Để học sinh có khả năng giao tiếp tốt thì rất cần sự luyện tập hằng ngày trong quá trình học tập. Chính vì vậy yêu cầu cần có các mô hình lớp học có thể tạo môi trường thuận lợi rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS bằng việc luyện tập thường xuyên. Đối với lớp học, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở, giáo viên sẽ là người đánh giá và phân loại học sinh với các mức độ về khả năng giao tiếp và học tập. Sau đó giáo viên sẽ phân chia các bạn học sinh vào các nhóm với những khả năng và lợi thế riêng của mỗi bạn từ đó có thể làm việc,trao đổi và kết hợp với nhau để hoàn thành công việc được giao. Đây sẽ là cơ hội để các bạn học sinh chủ động học hỏi được kỹ năng làm việc nhóm và biết đưa ra những ý kiến, sự thuyết phục của mỗi cá nhân trong nhóm. Việc khuyến khích, động viên các bạn học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể là điều vô cùng cần thiết. Đối với những câu trả lời chưa đạt yêu cầu sẽ được giáo viên nhân xét và khuyến khích các bạn cố gắng hơn nữa trong các lần tiếp theo. Để học sinh có được kỹ năng giao tiếp tốt thì những ngày bắt đầu chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, phương pháp khuyến khích học sinh tự tin nêu ra ý kiến của mình là điều vô cùng cần thiết. Trường học và những phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp. Trường học tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh THCS qua việc thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, năng khiếu của các bạn học sinh. Các câu lạc bộ với các lĩnh vực như: văn nghệ, vẽ tranh, bóng đá, cờ vua 4
  3. tin cần thiết cho việc học tập, trao dồi kiến thức mới. Muốn làm tốt nhiệm vụ học tập của cấp THCS, học sinh cần có sự thay đổi, thích nghi với môi trường học tập mới, có sự cạnh nhau về việc học cao hơn so với cấp tiểu học. Vì vậy, việc thích nghi nhanh giúp cho các em tự hoàn thiện khả năng của mình. Một số em không thích nghi với môi trường học tập mới, cũng như không cập nhập thông tin mới dẫn tới việc học tập không theo kịp các bạn có sự thích nghi nhanh chóng và chịu kho cập nhật thông tin cho bản thân. 2.4. Kỹ năng làm việc nhóm: Hẳn trong tất cả chúng ta đã nghe về câu chuyện bó đũa hay câu tục ngữ “một cây làm chẳng lên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Vậy bạn đã biết cách phát huy tối đa thế mạnh của mỗi thành viên để mang đến hiệu quả cao nhất trong các công việc đội nhóm. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đòi hỏi sự hợp tác tích cực giữa các em học sinh nên cần sự phối hợp nhuẫn nhuyễn đối với nhau qua từng môn học, tiết học khác nhau. Các em cần phải nâng cao khả năng làm việc cá nhân một cách hiệu quả nhất, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được đặt ra trong nhóm về một công việc nào đó đòi hỏi khả năng tự tin, độc lập làm việc của từng cá nhân để hoàn thành tốt công việc chung của tập thể. Hình thành kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp cho từng cá nhân tự hoàn thiện khả năng, cũng như kỹ năng hoạt động độc lập và hoạt động tập thể của học sinh dần được tích lũy về kinh nghiệm cũng như sự tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân mình khi được tập thể giao cho thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Việc hình thành tốt kỹ năng này sẽ càng giúp ích thêm cho các em về sau trong học tập cũng như công việc sau nay. Giúp các em tự tin hơn về kiến thức, kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình hay các kỹ năng giao tiếp trong các cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề nào đó. Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của tự tin trong cuộc sống cũng như kỹ năng làm việc nhóm của từng cá nhân học sinh cần phải đạt được để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội kinh tế thị trường. 6
  4. câu chuyện cảm động nào về Bác. Em hãy kể lại câu chuyện đó? Thông qua phần này học sinh nhớ lại câu chuyện và được đứng trước lớp thể hiện mình, đồng thời rèn luyện được đức tính tự tin cho bản thân. Sau đó tôi hỏi: Thông qua câu chuyện em học tập được đức tính gì của Bác? Sau đó tôi chốt lại vấn đề. Tôi lại đưa hình ảnh tiếp theo về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, tôi đặt câu hỏi: "Em biết gì về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí" hãy kể lại câu chuyện. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký “Nhà giáo ưu tú” Thông qua phần này giúp những học sinh đã tự tin rồi phát huy hơn nữa, còn những bạn chưa tự tin sẽ mạnh dạn hơn, dám thể hiện mình, tin vào khả năng của bản thân mình. Để tạo được sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học, phần kiến thức học sinh chưa hiểu biết và có thái độ muốn tìm hiểu, muốn vậy kiến thức mà tôi truyền tới cho học sinh "Nửa kín, nửa hở" tạo sự thú vị cho học sinh. 8
  5. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua quá trình thực hiện biện pháp: “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” đối với môn GDCD. Qua khảo sát lại tuần 30 đạt được kết quả sau: Tổng HS tự tin HS thiếu tự tin 418 em 403 em (96,4%) 15 em (3.6%) Qua việc áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy HS có hứng thú hơn trong việc học một bài học khô khan, luôn mang tính giáo dục một cách tích cực và sáng tạo, lớp học sôi nổi và có chất lượng hơn rất nhiều so với trước đây. Qua đó các em đã khắc phục được tính rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự tin hơn vào bản thân, công việc, tham gia vào các hoạt động của trường, lớp rất nhiệt tình. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Thông qua việc áp dụng phương pháp này tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết thực tế về các vấn đề mà các em đang tìm hiểu trong chương trình Giáo dục công dân nó đã và đang diễn ra như thế nào xung quanh cuộc sống của các em. - Giúp các em nhận thức đúng vai trò, xác định được phạm vi hành động, từ đó điều chỉnh được hành vi của mình. Đồng thời qua phương pháp liên hệ thực tế chúng ta có thể thấy một số tác động nổi bật của nó như: + Thông qua việc đưa các thông tin thực tế vào bài dạy, giáo viên để học sinh đưa ra được những nhận xét, kết luận về các hành vi, sự kiện hay những tấm gương điển hình. + Từ những thông tin giáo viên đưa ra học sinh biết liên hệ vấn đề liên quan đến bài học tại địa phương mình. + Cuối cùng, các em biết vận dụng vào bản thân mình, tuyên truyền, động viên mọi người trong gia đình, ngoài cộng đồng xã hội cùng thực hiện. Trên đây là biện pháp “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” mong quý 10
  6. Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông xác nhận: Biện pháp “Giáo dục học sinh THCS phát huy khả năng tự tin của bản thân vào học tập, công việc của cá nhân và tập thể” của giáo viên: Trịnh Bích Phương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phong Thạnh Đông, ngày 26 tháng 04 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG 12