SKKN Biện pháp Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm đưa dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Hóa 8

I.  NHẬN THỨC

            Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì. Để đảm bảo được điều đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sắp tới, cần thiết phải thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. 

doc 9 trang Hải Anh 11/07/2023 8760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm đưa dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Hóa 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_nham_dua_da.doc

Nội dung text: SKKN Biện pháp Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm đưa dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Hóa 8

  1. Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm khá mới mẻ (cấp THCS đến lớp 8 học sinh mới được học), nó gắn liền với tự nhiên, với thực tế đời sống và sản xuất nên gây được sự tò mò, hứng thú cho học sinh. 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể đối với công tác dạy và học. - Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Chuẩn bị cho công tác thay sách giáo khoa lớp 6, đưa môn Khoa học tự nhiên trở thành môn học bắt buộc ở cấp THCS. Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp bao gồm các môn khoa học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học trái đất. - Mặt khác định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học tích hợp. 2. Khó khăn - Việc dạy học tích hợp đòi hỏi cần có thời gian để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu; đòi hỏi phương tiện vật chất phải phù hợp; yêu cầu giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lí và giám sát hoạt động học tập cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Một bộ phận học sinh chưa có thói quen và khả năng tự học, chưa tự giác học tập tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khái niệm “Dạy học tích hợp”: Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2018: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng. Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu là một định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ 2
  2. Chủ đề tích hợp liên môn ở vị trí trung tâm giữa hai môn hoặc các môn học có liên hệ gần nhau: Trong mỗi chủ đề này có sự hòa trộn kết nối cao giữa các nội dung các môn học giúp làm sâu sắc kiến thức và kĩ năng trong suốt quá trình học. Cụ thể trong chủ đề “Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất”, học sinh đi thực địa về quan sát nguồn nước ô nhiễm ở sông, học sinh vận dụng các kiến thức về hóa học, sinh học để phân tích chất lượng nguồn nước, các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. Ngoài ra, học sinh phải vận dụng các kiến thức về xã hội để hiểu được tác động của con người đối với nguồn ô nhiễm và các giải pháp khả thi trong điều kiện thực tế của địa phương. Học sinh còn được học cách lập luận và trình bày một báo cáo hoặc poster Điều này có nghĩa học sinh được trải nghiệm thực tế, gắn kiến thức với bối cảnh cụ thể và thấy được vai trò, sức mạnh của kiến thức đối với sự thay đổi của các vấn đề trong xã hội. Việc liên kết kiến thức các môn học để giải quyết một tình huống cũng có nghĩa là các kiến thức được tích hợp ở mức độ liên môn học. 3. Quy trình thực hiện dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp dạy học dự án: - Bước 1: Quyết định chủ đề và xây dựng kế hoạch: Bao gồm + Lựa chọn chủ đề: Chủ đề dự án trước hết phải gắn với các bài học cụ thể trong chương trình nhằm giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Nó có thể khởi đầu bằng một ý tưởng mà học sinh quan tâm và hứng thú. Ví dụ như ô nhiễm không khí; nước và cuộc sống; sử dụng năng lượng sạch Khi thiết kế dự án, kĩ thuật KWL sẽ hướng dẫn thực hiện việc lựa chọn chủ đề dự án một cách khoa học: 4
  3. Nội dung tích hợp: NƯỚC VÀ CHỐNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Vai trò của nước và Môn (Lĩnh vực) Tính chất của Cấu tạo của nước chống ô nhiễm nguồn nước nước Khoa học 4 Tính chất vật lí Vai trò của nước đối của nước với sự sống Hóa học Xác định thành Giải thích các Giải thích một số hiện phần của nước. hiện tượng xảy ra tượng trong cơ thể người: Thoát hơi nước; Khoa Bệnh nấm da khi tiếp học xúc nước bẩn tự Sinh học Vai trò của nước và đề nhiên ra biện pháp bảo vệ nguồn nước. Vật lí Tính chất vật lí của nước Tính chất vật lí Địa Lí của nước Giải thích một số câu Văn học ca dao tục ngữ có ý nghĩa về mặt hóa học Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên có thể mô tả chi tiết qua bảng sau: Thời gian Dự kiến sản Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện hoàn thành phẩm - Bước 2: Thực hiện dự án gồm + Làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. + Kết hợp lí thuyết và thực hành tạo ra sản phẩm. - Bước 3: Tổng hợp kết quả gồm + Thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án: Kết quả sản phẩm dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, bài thuyết trình Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong một lớp 6
  4. Tuy nhiên, Hóa học lớp 8 là môn học thực nghiệm khá mới mẻ đối với học sinh và học sinh cần được rèn luyện những kĩ năng cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Vì thế, trong quá trình vận dụng biện pháp này cần phải chọn lựa những nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn, sao cho phù hợp với kiến thức trọng tâm của bài, của chương, tránh quá tải đối với học sinh. III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để biện pháp “Sử dụng phương pháp dạy học dự án nhằm đưa dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy môn Hóa 8” được thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến nghị, đề xuất như sau: 1/ Đối với lãnh đạo ngành, nhà trường - Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng, thiết bị phù hợp phục vụ quá trình dạy và học. - Mua các loại sách tham khảo để phục vụ việc tích lũy kiến thức của cả giáo viên và học sinh. - Phối hợp các ban ngành, đoàn thể, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm nâng cao ý thức học tập của học sinh. 2/ Đối với giáo viên - Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập giữa các giáo viên với nhau, giữa các giáo viên ở các môn học khác nhau - Tích cực tham khảo các tài liệu, sách tham khảo nhằm cập nhật kịp thời các thông tin, kiến thức mới có liên quan. * Trong quá trình thực hiện biện pháp này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp, để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như biện pháp này sẽ có tác dụng cao trong việc dạy và học. Chân thành cảm ơn! Tân Phong, ngày 02 tháng 02 năm 2021 Người thực hiện Lê Hồng Thủy 8