Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

Căn cứ xây dựng chương trình

- Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT.

- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng” môn Hóa học.

- Khung phân phối chương trình THCS môn Hóa học áp dụng từ năm học 2009-2010.

- Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GDĐT Bạc Liêu về việc Triển khai xây dựng thí điểm để phát triển loại hình giáo dục trung học cơ sở chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế hoạch 865/KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012-2015 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013. 

II. Mục đích

- Nhằm đáp ứng yêu cầu “phát triển và nâng cao năng khiếu dành cho HS ở cấp THCS” theo tinh thần Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GDĐT Bạc Liêu.

- Nhằm bổ sung cho chương trình đại trà, giúp trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng thời bồi dưỡng và phát huy tính sáng tạo cho học sinh, giúp phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Hóa học, đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học cấp THCS.

III. Kế hoạch dạy học

          Tổng số tiết: 2 tiết/tuần x 33 tuần = 66 tiết

doc 8 trang Hải Anh 15/07/2023 6360
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_giang_day_nang_cao_mon_hoa_hoc_lop_8_thi_diem_ap_du.doc

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

  1. 7 Kiểm tra cuối học kì 2 2 Tổng 58 2 2 4 66 IV. Nội dung dạy học Chương trình hóa học lớp 8 nâng cao: 33 tuần/66 tiết Nội dung gồm: 5 chuyên đề, 2 bài thực hành, 2 tiết ôn tập, 4 tiết kiểm tra: 1. Chất - Nguyên tử - Phân tử (14 tiết) 2. Phản ứng hóa học (10 tiết, trong đó có 1 tiết thực hành) 3. Mol và tính toán hóa học (8 tiết) 4. Oxi- hiro- nước (23 tiết, trong đó có 1 tiết thực hành) 5. Nồng độ dung dịch (7 tiết) 6. Ôn tập học kì (2 tiết) 7. Kiểm tra cuối học kì (2 tiết) V. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Chuyên đề 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử Học sinh biết và hiểu về các kiến thức sau: - Biết khái niệm nguyên tử, cấu tạo nguyên tử (p, n, e), đặc điểm nguyên tử trung hòa về điện. - Biết những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. - Hiểu khái niệm về hoá trị, cách lập CTHH thông qua hóa trị. Tính toán xác định nguyên tố hóa học. Viết được CTCT một số hợp chất. Học sinh rèn luyện các kĩ năng: - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp. Cách pha chế và tách một số hỗn hợp thông thường (dựa vào lý tính) - Giải các bài toán về cấu tạo nguyên tử (các loại hạt p, n, e), xác định nguyên tố hóa học, tìm công thức hợp chất. - Phân biệt đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử. - Lập CTHH của hợp chất thông qua hóa trị, tính PTK, tìm hóa trị, viết CTCT hợp chất. Chuyên đề 2: Phản ứng hóa học Học sinh biết được các kiến thức: - Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học. Khái niệm về phản ứng hóa học và bản chất của nó. Vai trò và ý nghĩa của chất xúc tác. - Nội dung cơ bản của định luật BTKL. Dựa vào ĐLBTKL tìm khối lượng chất phản ứng, sản phẩm. 2
  2. - Giải các bài tập một số kim loại (K, Na, Ca, Ba ) tác dụng với nước. - Nhận biết một số oxit, dd axit, bazo, muối. - Giải dạng bài tập CO2/SO2 tác dụng dung dịch kiềm - Giải bài toán theo PTHH, tăng giảm khối lượng của kim loại, theo ĐLBTKL, dạng toán hỗn hợp, chứng minh kim loại hoặc axit dư. Chuyên đề 5: Nồng độ dung dịch Học sinh nắm được các kiến thức về: - Độ tan của một chất trong nước, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. - Khái niệm về nồng độ dung dịch (Cdd) , nồng độ % và nồng độ mol/lít (nồng độ mol) của dd. Tinh thể ngậm nước. - Củng cố và vận dụng kiến thức đã học về nồng độ dd, cách pha chế dd theo nồng độ cho trước (bằng tính toán và thực nghiệm). Học sinh luyện tập các kĩ năng: - Tính được độ tan của một vài chất rắn ở những nhiệt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm. - Vận dụng được một số dạng tính toán có liên quan đến C dd, S và sử dụng qui tắc đường chéo trong pha chế dd cùng chất tan. - Tính nồng độ dung dịch thông qua PTHH, vận dụng qui tắc đường chéo. VI. Phân phối chương trình Học kỳ I : 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết Học kỳ II: 16 tuần x 2 tiết/tuần = 32 tiết Cả năm : 33 tuần x 2 tiết/tuần = 66 tiết HỌC KỲ I Tuần Tiết Nội dung kiến thức Ghi chú 14 tiết Chuyên đề 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử Phân biệt vật thể và chất, tính chất của chất, làm quen với nguyên tố hóa học (Bảng 1 trang 1 42) 1 Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp, pha trộn và tách riêng từng chất từ hỗn hợp, làm 2 quen với nguyên tử khối, làm quen với một số nhóm nguyên tử (Bảng 1 trang 42) 3 Tính toán xác định số p, e, n trong nguyên tử , xác định nguyên tố hóa học 2 4 Tính toán xác định số p, e, n trong nguyên tử , xác định nguyên tố hóa học (tiếp) 4
  3. Tuần Tiết Nội dung kiến thức Ghi chú 27 Bài tập về các chuyển đổi m, n, V, a 14 28 Bài tập tìm khối lượng mol dựa vào tỉ khối và chuyển đổi 29 Bài tập tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất 15 30 Bài tập xác định CTHH của hợp chất cơ bản và nâng cao 31 Bài tập tính theo phương trình cơ bản (1 phương trình) và nâng cao (nhiều phương trình) 16 32 Bài tập xác định chất dư sau phản ứng 33 Ôn tập 17 34 Kiềm tra HỌC KỲ II Tuần Tiết Nội dung kiến thức Ghi chú 23 tiết Chuyên đề 4: Oxi- hiro- nước 35 Bài tập liên quan đến tính chất của O (Bài toán lập hệ) 20 2 36 Bài tập liên quan đến tính chất của O2 (Bài toán lập hệ) 21 37 Sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng oxi, viết phương trình hóa học khó với O2 38 Bài toán tìm công thức hóa học theo phương trình (cơ bản) 39 Bài toán tìm công thức hóa học theo phương trình (nâng cao) 22 40 Không khí sự cháy (Bài toán tìm thể tích không khí) 41 Bài toán độ tăng giảm khối lượng của kim loại (dựa vào phản ứng thế). 23 42 Bài toán độ tăng giảm khối lượng của kim loại (dựa vào phản ứng thế). 43 Điều chế O , phản ứng phân hủy, ứng dụng O 24 2 2 44 Giải toán theo định luật bảo toàn khối lượng (dựa vào phản ứng thế) 45 Bài toán tìm công thức hóa học (liên quan đến tính khử H ) 25 2 46 Bài toán tìm công thức hóa học (liên quan đến tính khử H2) 47 Giải bài toán hỗn hợp (lập hệ phương trình 2, 3 kim loại chia các phần bằng nhau) 26 48 Giải bài toán hỗn hợp (lập hệ phương trình khi chia các phần không bằng nhau) 49 Bài toán chứng minh kim loại dư hoặc axit dư (dựa vào phản ứng thế) 27 50 Bài toán chứng minh kim loại dư hoặc axit dư (dựa vào phản ứng thế) 6
  4. 3. Phương pháp và phương tiện dạy học Khi dạy giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với nội dung của bài và đối tượng học sinh trong từng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, rèn luyện tư duy lôgic, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo cho học sinh. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập, có thể áp dụng các phương pháp dạy học sau đây: - Tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về một số vấn đề thuộc nội dung dạy học. - Thường xuyên đánh giá những kết quả thu được trong việc giải bài tập, làm thí nghiệm (nếu có điều kiện), v.v - Cố gắng tổ chức thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong chương trình 4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, cần sử dụng các hình thức theo dõi và quan sát thường xuyên tới từng học sinh về ý thức học tập, tính tự giác, sự tiến bộ về nhận thức, cần tập trung đánh giá khả năng tư duy, tính sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tế để phân hóa học sinh. Cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Thông qua đánh giá kết quả để điều chỉnh kịp thời việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. NHÓM BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA 8