Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

I. Căn cứ xây dựng chương trình

- Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT.

- Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

- Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng” môn Hóa học.

- Khung phân phối chương trình THCS môn Hóa học áp dụng từ năm học 2009-2010.

- Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về việc Triển khai xây dựng thí điểm để phát triển loại hình giáo dục trung học cơ sở chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế hoạch 865/KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012- 2015 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013. 

II. Mục đích

- Nhằm đáp ứng yêu cầu “phát triển và nâng cao năng khiếu dành cho HS ở cấp THCS” theo tinh thần kế hoạch số 834/KH -SGDĐT ngày 5/8/2013 của Sở GDĐT Bạc Liêu.

- Thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Hoá học Nâng cao lớp 9 cho trường Trung học có các lớp chất lượng cao. 

- Thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 9 cấp THCS.

- Nhằm bổ sung cho chương trình đại trà, giúp trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng thời bồi dưỡng và phát huy tính sáng tạo cho học sinh, giúp phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về Hóa học, đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học cấp THCS.

III. Kế hoạch dạy học

doc 16 trang Hải Anh 15/07/2023 1720
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_giang_day_nang_cao_mon_hoa_hoc_lop_9_thi_diem_ap_du.doc

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Hóa học Lớp 9 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 9 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

  1. Tuần Tiết Chủ đề Nội dung kiến thức Ghi chú + SO2 + dung dịch Br2. + CaO + muối amoni. - Bài tập xác định công thức của oxit (giải bằng phương trình hóa học, giải Phần in bằng các định luật bảo toàn nguyên tố+bảo toàn khối lượng) - bài toán M xOy + đậm là CO/H2, MxOy + dung dịch axit. phân hóa - Bài toán xác định thành phần hỗn hợp các oxit. cho học - Bài toán về tính lưỡng tính của Al2O3. sinh giỏi. - Tính chất hóa học của axit: chọn HCl, H2SO4 loãng làm ví dụ minh họa. - Giới thiệu mức độ hoạt động của một số axit thường gặp - Nhận biết HCl và muối clorua và một số phương pháp điều chế HCl. Tính chất hóa - Bài toán về tính theo phương trình, bảo toàn khối lượng, về tính chất chất học chung của hóa học của HCl và H SO loãng. 3 5,6 axit và tính chất 2 4 - Tính chất hóa học axit H SO đặc (lưu ý phản ứng với sắt và các hợp chất Chỗ giải hóa học riêng 2 4 của sắt). thích cách axit H2SO4 đặc. - Phương pháp nhận biết H2SO4 và muối sunfat. pha loãng - Bài tập H2SO4 đặc, nóng tác dụng với kim loại, hợp chất của sắt. đã học - Bài toán quy đổi hỗn hợp oxit sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. chính khóa - Tính chất của HNO3 loãng, đặc (chú ý so sánh giữa HCl với HNO3 và H2SO4 Phần in với HNO trong các phản ứng với kim loại và một số hợp chất của sắt) đậm là Tính chất của 3 7 - Giới thiệu nước cường toan (hòa tan vàng). phân hóa axit HNO3 - Bài toán HNO3 tác dụng với kim loại, hỗn hợp kim loại, hỗn hợp oxit cho học sắt, sinh giỏi. Thực hành: Thực hành 4, 5 Tính chất hóa - Phản ứng CO với Ca(OH) , SO với dung dịch Br hoặc dung dịch KMnO . 8 2 2 2 2 4 học của oxit, - Phản ứng CuO với HCl. axit - Nhận biết dung dịch. Luyện tập: Tính Luyện tập Phần in 9,10 chất hóa học - Bài tập chuỗi phản ứng về oxit và axit. đậm là của oxit, axit - Bài tập nhận biết các oxit, các dung dịch axit, bazơ, muối. phân hóa 8
  2. Tuần Tiết Chủ đề Nội dung kiến thức Ghi chú - Sơ đồ chuyển hóa về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ, viết phương Phần in Luyện tập: Mối trình hóa học minh họa. đậm là 17,18 quan hệ giữa - Bài tập tách các oxit từ hỗn hợp oxit, tách các bazơ từ hỗn hợp bazơ. phân hóa 9, 10 19 các loại hợp - Bài tập về các định luật bảo toàn, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố, cho học chất vô cơ khối lượng mol trung bình, nguyên tử khối trung bình của nguyên tố. sinh giỏi. - Giải các bài toán tổng hợp dựa vào các định luật bảo toàn, quy đổi. 20 Kiểm tra Kiểm tra 9 tiết Chuyên đề 2. KIM LOẠI - Tính chất vật lý và hóa học của kim loại. Chọn Fe làm ví dụ minh họa. + Bài tập về các kim loại có khả năng tác dụng với nước. 21 + Bài tập kim loại, hỗn hợp kim loại tác dụng với axit. - Nhận biết kim loại. 11 Tính chất của - Cơ sở xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại. kim loại - Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối – tăng giảm khối lượng, bảo Phần in toàn khối lượng. đậm là 22 - Bài tập tách hỗn hợp kim loại phân hóa - Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch hỗn hợp các muối cho học (lượng dư) – sử dụng định luật bảo toàn gốc axit và bảo toàn khối lượng. sinh giỏi. - Chuỗi phản ứng về mối quan hệ giữa sắt và các hợp chất của sắt. Phần in - Bài tập về tính chất hóa học của Fe, chú ý một số dạng bài tập đậm là + Fe + H SO đặc, nóng /HNO dư phân hóa 23 Bài tập sắt 2 4 3 + Fe dư + H2SO4 đặc, nóng /HNO3 cho học + Fe + dung dịch muối (sắt tác dụng với muối AgNO3, muối sắt (II) tác sinh giỏi. 12 dụng với dung dịch AgNO3, ) - Chuỗi phản ứng hóa học về nhôm và các hợp chất nhôm Phần in - Giới thiệu giải thích sơ đồ sản xuất nhôm từ quặng boxit, giải thích vai trò đậm là Bài tập nhôm 24 của criolit (Na3AlF6) trong quá trình sản xuất nhôm. phân hóa - Giới thiệu PTHH của Al với dung dịch kiềm và giải thích bản chất phản ứng. cho học - Bài toán hỗn hợp Al và các kim loại khác (có sử dụng phản ứng của Al với sinh giỏi. 10
  3. Tuần Tiết Chủ đề Nội dung kiến thức Ghi chú - Bài tập về muối bạc halogenua. Tính chất, ứng - Tính chất và ứng dụng của cacbon (tập trung tính khử). 32 dụng của - Giới thiệu các phảnh ứng : C + H SO , + H O, + H , + CaO cacbon 2 4đ 2 2 Các oxit của - Tính chất vật lý và hóa học của các oxit của cacbon. 33 17 cacbon - Bài tập về CO khử oxit kim loại, CO2 + dung dịch kiềm. 34 Ôn tập HK 1 Ôn tập HK 1 HỌC KỲ II Tuần Tiết Chủ đề Nội dung kiến thức Ghi chú - Tính chất của axit cacbonic, muối cacbonat. Lưu ý các phản ứng giữa dung Axit cacbonic, 35 dịch muối hidrocacbonat với dung dịch bazơ tạo kết tủa. muối cacbonat - Bài tập muối hidrocacbonat và cacbonat tác dụng với kiềm và với axit. 20 Phần in Axit cacbonic, - Bài tập muối cacbonat với dung dịch axit (trường hợp axit cho từ từ vào đậm là phân 36 muối cacbonat dung dịch hỗn hợp muối cacbonat và ngược lại) hóa cho học (tiếp) - Bài tập nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat. sinh giỏi. - Giải thích nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng TH NTHH. Phần in - Giới thiệu cấu tạo bảng TH NTHH. Cách xác định hóa trị, số oxi hóa (từ thấp đậm là phân Bảng TH 37 đến cao) thông qua số thứ tự Nhóm (phân nhóm chính) hóa cho học NTHH - Giải thích sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố trong một nhóm và chu kỳ. sinh giỏi. 21 - Bài tập tìm vị trí của các nguyên tố ở hai chu kì, hai nhóm liên tiếp. Ý nghĩa của - Ý nghĩa của Bảng TH NTHH 38 Bảng TH - Luyên tập (lưu ý các xác định CTHH oxit của nguyên tố có số oxi hóa cao NTHH nhất, ví dụ hợp chất RH3 khi tạo oxit có số oxi hóa cao nhất R2O5) Thực hành Thực hành - Phản ứng của dung dịch muối cacbonat với axit (cho từ từ axit vào dung dịch 22 39 muối cacbonat muối và ngược lại) - Dẫn CO2 từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi CO2 dư. 12
  4. Tuần Tiết Chủ đề Nội dung kiến thức Ghi chú - Bài tập bảo toàn liên kết pi. Dãy đồng đẳng - Dãy đồng đẳng của Aren dùng benzen làm ví dụ minh họa. 46 của Aren - Nhận biết các hidrocacbon (chú ý trạng thái tập hợp của các hidrocacbon). - Bài toán đốt cháy hidrocacbon rồi dẫn sản phẩm qua nước vôi trong. Phần in (chú ý khối lượng bình tăng, dung dịch tăng/giảm, khối lượng kết tủa, ) đậm là phân Luyện tập về 47 - Phản ứng cộng dung dịch Br , dung dịch AgNO /NH . hóa cho học Hidrocacbon 2 3 3 - Bài tập phân biệt các chất khí riêng biệt (giữa hidrocacbon với các chất vô sinh giỏi. 26 cơ). - Phản ứng cộng H , Br (phương pháp bảo toàn liên kết pi). Luyện tập về 2 2 - Tìm CTPT của hidrocacbon dựa vào công thức chung của dãy đồng đẳng. 48 Hidrocacbon - Tách hỗn hợp các hidrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau (chủ ( tiếp) yếu là CH4, C2H4, C2H2) - Viết chuỗi phương trình điều chế các polime từ hidrocacbon. Bài tập xác Luyện tập về - Điều chế các hidrocacbon, các polime và các dẫn xuất của hidrocacbon từ định CTPT 49 hidrocacbon các chất vô cơ. hiđrocacbon ( tiếp) - Bài tập tổng hợp về hỗn hợp các hidrocacbon. 27 Thực hành (bên cạnh các thí nghiệm của SGK) - Điều chế metan và thử tính chất metan. 50 Thực hành - Điều chế etylen và thử tính chất etylen (tác dụng với dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4). - Axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3. 51 Kiểm tra Kiểm tra 17 tiết Chuyên đề 5. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON 28 Dãy đồng đẳng - Dãy đồng đẳng của Ankanol dùng Etanol làm ví dụ minh họa. 52 của ancol - Giới thiệu PTHH điều chế rượu từ tinh bột và đường. Ankanol - Bài tập độ rượu. 29 53,54 Bài tập ancol - Bài tập tìm CTPT ancol. 14
  5. VI. Giải thích và hướng dẫn thực hiện 1. Kế hoạch dạy học Chương trình Hóa học nâng cao lớp 9 được bố trí 2 tiết/tuần, tùy điều kiện từng trường mà các đơn vị bố trí thời gian cho phù hợp, chuyên đề nâng cao được dạy sau nội dung chương trình đại trà. 2. Nội dung dạy học Chương trình được xây dựng bám sát chương trình đại trà môn Hóa học lớp 9 THCS hiện hành. Do vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần kết hợp khắc sâu những kiến thức, kỹ năng trong chương trình chính khóa với phần thực hiện chương trình nâng cao nhằm hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống và vững chắc. 3. Phương pháp và phương tiện dạy học Giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phù hợp với nội dung của bài và đối tượng học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học, rèn luyện tư duy lôgic, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo cho học sinh. Để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học sau đây: - Tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên (có thể giao nhiệm vụ nghiên cứu nội dung chương, chuyên đề thông qua gợi ý bằng lời hoặc in sẵn các nội dung, câu hỏi cần hoàn thiện trước khi học) - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về một số vấn đề thuộc nội dung dạy học, thực tiễn liên quan. - Thường xuyên đánh giá những kết quả thu được trong việc giải bài tập, làm thí nghiệm (nếu có điều kiện), v.v - Cố gắng tổ chức thực hiện đầy đủ các bài thực hành trong chương trình (có thể dùng thí nghiệm thay thế). - Tổ chức hướng dẫn cho các em (nhóm) tham gia nghiên cứu khoa học, viết “đề tài” nghiên cứu sau khi học xong một bài, một chuyên đề. Có thể đó chỉ là những nghiên cứu, bài luận hoặc đề tài đơn giản nhằm kích thích các em yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học từ đó làm việc khoa học hơn. 4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh - Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, cần sử dụng các hình thức theo dõi và quan sát thường xuyên tới từng học sinh về ý thức học tập, tính tự giác, sự tiến bộ về nhận thức, cần tập trung đánh giá khả năng tư duy, tính sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tế để phân hóa học sinh. - Đánh giá qua thực tế nghiên cứu và báo cáo kết quả của học sinh, kể cả những sản phẩm cụ thể làm ra của các em hay các sản phẩm dự thi nghiên cứu khoa học các cấp coi đây là “vé ưu tiên” (điểm thưởng) hoặc phần thưởng cho các em có tính sáng tạo khoa học . - Cần tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Thông qua đánh giá kết quả để điều chỉnh kịp thời việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. NHÓM BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA 16