Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Địa lý Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

I. Căn cứ xây dựng chương trình:

          - Chương trình Giáo dục phổ thông cấp THCS (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

          - Tài liệu “Phân phối chương trình THCS áp dụng cho năm học 2009-2010” (Khung phân phối chương trình THCS ban hành theo công văn số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/08/2009) của Bộ GD&ĐT;

          - Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy và học giáo dục phổ thông; SGK, SGV và các tài liệu tham khảo liên quan. 

          - Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức-kỹ năng” môn học;

          - Kế hoạch số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GD&ĐT Bạc Liêu về việc Triển khai xây dựng thí điểm để phát triển loại hình giáo dục trung học cơ sở chất lượng cao (điều chỉnh, bổ sung thay thế kế hoạch 865/KH-SGDĐT ngày 23/7/2012) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012- 2015 đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 1775/QĐ-UBND ngày 13/8/2013. 

II. Mục đích:

          - Nhằm đáp ứng yêu cầu “phát triển và nâng cao năng khiếu dành cho học sinh ở cấp THCS” theo tinh thần kế số 834/KH-SGDĐT ngày 05/8/2013 của Sở GD-ĐT Bạc Liêu.

           - Nâng cao bổ sung cho chương trình đại trà, giúp trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống, đồng thời bồi dưỡng và phát huy tính sáng tạo cho học sinh, giúp phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Địa lí, đáp ứng yêu cầu cho công tác bồi dưỡng HSG môn Địa lí cấp THCS.

          - Tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập thông qua giải thích, phân tích, tìm hiểu những hiện tượng địa lý trong cuộc sống xung quanh từ các vấn đề tự nhiên đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Từ đó khơi gợi và xây dựng niềm đam mê, thích thú của HS đối với môn học Địa lí. 

III. Kế hoạch dạy học: 

 Cả năm: 33 tiết

 Học kì I: 17 tiết

 Học kì II: 16 tiết

doc 14 trang Hải Anh 15/07/2023 3620
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Địa lý Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_giang_day_nang_cao_mon_dia_ly_lop_8_thi_diem_ap_dun.doc

Nội dung text: Tài liệu giảng dạy nâng cao môn Địa lý Lớp 8 (Thí điểm) - Áp dụng cho các lớp 8 chất lượng cao từ Năm học 2018- 2019

  1. Số TT Nội dung Thời lượng 1 Tự nhiên châu Á 05 tiết (3LT + 2TH) 2 Dân cư - xã hội - kinh tế châu Á 05 tiết (4LT + 1TH) 3 Các khu vực châu Á 09 tiết (9LT) 4 Tự nhiên Việt Nam 14 tiết (13LT + 1TH) Tổng 33 tiết (29LT+4TH) IV. Nội dung dạy học: - Chủ đề 1: Tự nhiên châu Á. - Chủ đề 2: Dân cư - xã hội - kinh tế châu Á. - Chủ đề 3: Các khu vực châu Á. - Chủ đề 4: Tự nhiên Việt Nam. V. Phân phối chương trình: Chương trình nâng cao môn Địa lí 8 Học kì I: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết Học kì II: 16 tuần x 1 tiết/tuần = 16 tiết HỌC KỲ I Tuần Số tiết Chủ đề Ghi chú 1. Tự nhiên châu Á 1 1 Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản 2 1 Khí hậu châu Á 3 1 Thực hành: Đọc, phân tích biểu đồ nhiệt-ẩm một số địa điểm châu Á. 4 1 Sông ngòi và cảnh quan châu Á 5 1 Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á 2. Dân cư - xã hội - kinh tế châu Á 6 1 Đặc điểm dân cư - xã hội châu Á 7 1 Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á 8 1 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á 910 2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á 2
  2. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO MÔN ĐỊA LÍ 8 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1. Tự nhiên - Kiến thức: Châu Á + Chứng minh được đặc điểm: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. - Cung cấp thông số về kích 1.1. Vị trí địa + Phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ của thước lãnh thổ châu Á. lý, địa hình châu Á tới đặc điểm khí hậu của châu lục. và khoáng + Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế sản châu Á. của các nước châu Á. - Thông tin về con đường tơ + Giải thích được sự hình thành dầu - khí. Hiểu được vai trò của dầu khí đến sự lụa trên bộ và dưới biển. phát triển kinh tế của các nước châu Á. - Nêu dẫn chứng tại khu vực - Kĩ năng: Tây Nam Á và Trung Á, Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và tập bản đồ địa lí tự nhiên các châu lục xác Đông Nam Á . định các địa danh quan trọng (hệ thống núi và hướng núi chính, sơn nguyên, cao nguyên, hoang mạc, bồn địa, đồng bằng, sông rộng lớn; các loại khoáng sản). 1.2. Khí hậu - Kiến thức: chấu Á + Giải thích được sự phân hóa đa dạng của khí hậu châu Á. + Giải thích được nguyên nhân hình thành gió mùa. Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á. + So sánh và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á. + Phân tích được ảnh hưởng của gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. - Kĩ năng: + Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á. + Dựa vào bản đồ khí hậu thế giới, phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á. 1.3. Sông - Kiến thức: ngòi, cảnh + Giải thích được các đặc điểm sông ngòi châu Á (có nhiều hệ thống sông lớn, - Thông tin chính về một số quan châu Á. phân bố không đều, chế độ nước phức tạp, lũ vào mùa xuân, ) sông lớn (chiều dài, nơi bắt 4
  3. + Phân tích xu hướng phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. - Kĩ năng: + Phân tích các bảng thống kê về kinh tế. + Phân tích mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người của các quốc gia châu Á. 3. Các khu - Kiến thức: vực châu Á. + Giải thích được nguyên nhân hình thành dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á. 3.1. Khu vực + Giải thích được tại sao Tây Nam Á được xem là “điểm nóng” của thế giới? Tây Nam Á. + Phân tích được ảnh hưởng tiêu cực của tình hình chính trị bất ổn định ở Tây Nam Á đến việc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của khu vực và nền - Liên hệ với các vấn đề thời kinh tế thế giới. sự hàng ngày của khu vực + Để cùng phát triển, các quốc gia trong khu vực Tây Nam Á cần phải làm gì Tây Nam Á. để ổn định tình hình? - Kĩ năng: + Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ: tự nhiên, kinh tế khu vực Tây Nam Á. + Phân tích biểu đồ/bảng số liệu kinh tế Tây Nam Á. + Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế, đời sống – xã hội của các khu vực Tây Nam Á. 3.2. Khu vực - Kiến thức: Nam Á. + Phân tích được ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu Nam Á. + Phân tích được ảnh hưởng của gió Tây Nam đến sự phát triển nông nghiệp ở Nam Á. + Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á. + Phân tích được những trở ngại về chính trị - xã hội đối với sự phát triển kinh tế Nam Á. + Phân tích được nguyên nhân thành tựu trong nông nghiệp, công nghiệp ở Ấn - Nêu dẫn chứng của các Độ. thành tựu công nghiệp, nông + Giải thích được tại sao Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất nghiệp Ấn Độ. 6
  4. + Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. - Thông tin về quan hệ ngoại + Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển khá nhanh nhưng chưa vững giao giữa Việt Nam với hai chắc ở Đông Nam Á. quốc gia Lào và Campuchia. + Phân tích được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Xu hướng đó nói lên điều gì? Liên hệ Việt Nam. + Hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN và giải thích được tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định. + Phân tích được những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. + Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí của Lào và Campuchia đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước. + Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của Lào và Cam-pu-chia. + Liên hệ mối quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với hai quốc gia Lào và Cam- pu-chia. - Kĩ năng: + Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế khu vực Đông Nam Á. + Phân tích các bảng thống kê về dân số, kinh tế Đông Nam Á. + Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan tự nhiên, một số hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á. + Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của Đông Nam Á so với thế giới (Bài tập 2, trang 57 SGK Địa lí 8). + Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN (Bài tập 3, trang 61 SGK Địa lí 8). + Phân tích tranh ảnh và các thông tin, số liệu để bổ sung hiểu biết của các em về cuộc sống, sản xuất, của người dân Lào và Cam-pu-chia. 4. Tự nhiên - Kiến thức: - Tổ chức sinh hoạt văn hóa Việt Nam. + Chứng minh được Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc (sưu tầm thơ, ca dao, bài hát) 8
  5. nguyên Liên hệ với các giai đoạn lịch sử địa chất. khoáng sản + Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản. - Kĩ năng: + Đọc bản đồ địa chất, khoáng sản qua Atlat Địa lí VN. + Liên hệ với lịch sử địa chất tại địa phương. 4.5. Địa hình - Kiến thức: + Giải thích được tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. + Phân tích được các nhân tố chính hình thành và làm biến đổi địa hình nước ta. + Giải thích được sự hình thành các dạng địa hình: địa hình cácxtơ; địa hình đồng bằng phù sa mới; địa hình cao nguyên badan; địa hình đê sông, đê biển. + So sánh được các vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi, cao nguyên Trường Sơn Nam. + Nêu được lịch sử phát triển một số khu vực đồng bằng lớn ở nước ta. - Kĩ năng: + Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam. + Sử dụng Atlat Địa lí VN, bản đồ tự nhiên VN kể tên và xác định vị trí, giới hạn các vùng núi, cao nguyên, đồng bằng, 4.6. Khí hậu - Kiến thức: + Phân tích được nguyên nhân chính tạo nên tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa, - Thuật ngữ: Mưa ngâu, dải đa dạng của thời tiết, khí hậu nước ta. hội tụ nhiệt đới, + Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các miền khí hậu ở nước ta. + Giải thích được tại sao ở nước ta thời gian hoạt động của bão chậm dần từ - Sưu tầm các câu ca dao, tục Bắc vào Nam. ngữ nói về khí hậu - thời tiết + Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời ở nước ta hoặc ở địa phương. sống và sản xuất ở Việt Nam. - Kĩ năng: + Sử dụng bản đồ khí hậu VN, Atlat Địa lí VN để làm rõ một số đặc điểm của 10
  6. dạng, có giá trị to lớn về nhiều mặt. + Nhận xét hiện trạng và phân tích được các biện pháp khôi phục và phát triển - Liên hệ ở địa phương. tài nguyên sinh vật nước ta. - Kĩ năng: + Phân tích bảng số liệu về diện tích rừng. + Sử dụng Atlat Địa lí VN xác định nơi phân bố các hệ sinh thái và nhận xét diện tích của chúng. 4.10. Đặc - Kiến thức: điểm chung + Phân tích được sự ảnh hưởng sâu sắc của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đến - Dẫn chứng. của tự nhiên các thành phần tự nhiên khác. Việt Nam. + Giải thích được vì sao cảnh quan thiên nhiên nước ta thay đổi từ Bắc vào Nam; thấp đến cao; Tây sang Đông. + Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. - Kĩ năng: + Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí VN. + Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp. 4.11. Các - Kiến thức: miền địa lí tự a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nhiên + Phân tích được một số đặc trưng khí hậu của miền: Sương muối mùa đông; Mưa phùn; Rét “nàng Bân”. + Phân tích được những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: + Giải thích được sự phức tạp và đa dạng của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. + Phân tích được những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: + So sánh đươc ba miền tự nhiên của Việt Nam (miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; 12
  7. - Tăng cường tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trong quá trình học tập, tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương. - Hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, phim giáo khoa, Qua đó, học sinh vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng địa lí. 3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Phản ánh được chính xác mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu dạy học chung của môn học. - Thực hiện đúng quy trình đánh giá cũng như quy trình soạn đề kiểm tra. - Nội dung kiểm tra bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ (lí thuyết và thực hành). - Kiến thức địa lí được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. Các kỹ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng công việc. - Phương pháp đánh giá cần kết hợp với trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của chính mình. NHÓM BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA 14