Chuyên đề Ôn tập truyện thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

     1.Cơ sở lí luận:

Truyện thơ trung đại Việt Nam lớp 9 là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam chuyển dần tới chỗ suy vong. Giai đoạn văn học này đã để lại một số tác phẩm vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu một số tác phẩm trong giai đoạn này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một  bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” (Phạm Văn Đồng). Chúng ta  có thể tìm thấy trong những tác phẩm này những điều tồn tại trong quá khứ  để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, những tác phẩm này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.

   2. Cơ sở thực tiễn:

docx 16 trang Hải Anh 11/07/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ôn tập truyện thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_on_tap_truyen_tho_trung_dai_viet_nam_trong_chuong.docx

Nội dung text: Chuyên đề Ôn tập truyện thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9

  1. nhớ nguồn”, “hội” là khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời. Lễ và hội trong tiết Thanh minh là một sự giao hoà độc đáo. Chứng tỏ nhà thơ rất yêu quý, trân trọng vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. b. Tả cảnh ngụ tình: Câu 1 : Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích : Giá trị nội dung "Kiều ở lầu Ngưng Bích": miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo vị tha của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Giá trị nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong "Truyện Kiều". Câu 2: Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều thể hiện qua 6 câu thơ đầu: - Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng (khoá xuân). - Nàng trơ trợi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng: “bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng hình thân thuộc bầu bạn, không cả bóng người. Hình ảnh “non xa” “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi “bẽ bàng mây sớm đèn khuya” sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân” và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương khiến tấm lòng Kiều như bị chia xẻ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Vì vậy, dù cảnh có đẹp đến mấy, tâm trạng Kiều cũng không thể vui được. Câu 3: Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm: * Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, nhưng thật ra lại là rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ, nên nàng cắn rứt khôn nguôi. * Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau: + Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. Một lần khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can. + Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc ~ 10 ~
  2. Nội cỏ "rầu rầu", "xanh xanh" - sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhoà trải dài từ chân mây đến mặt đất, còn đâu cái "xanh tận chân trời" như sác cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. Cảnh 4: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt duềnh" làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã dâng đến tột đỉnh, khiến Kiều thực sự tuyệt vọng. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". - Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tờt cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Tóm lại: Cảnh thiên nhiên là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc của mình. (Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" - Truyện Kiều). TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN Nguyễn Đình Chiểu A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. Giới thiệu tác giả: Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh tại Tân Thới - Gia Định. - Có 1 cuộc đời đầy bất hạnh: mù loà, công danh không thành, tình duyên trắc trở, gặp buổi loạn li. - Vẫn ngẩng cao đầu mà sống, sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng. - Là một thầy giáo danh tiếng vang khắp miền Lục Tỉnh. - Là một thầy thuốc không tiếc sức cứu nhân độ thế. - Là một nhà thơ để lại bao trang thơ bất hủ: Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. - Luôn nêu cao lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. => Một nhân cách lớn khiến “kẻ thù cũng phải kính nể”. II. Tìm hiểu về thể loại và kết cấu đoạn trích 1. Hoàn cảnh sáng tác: khoảng đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 19 (1850) 2. Thể loại: Truyện thơ Nôm – 2082 câu thơ lục bát. Mang tính chất để kể nhiều hơn để đọc, để xem nên chú trọng đến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật cũng được bộc lộ chủ yếu qua việc làm, lời nói, cử chỉ. ~ 12 ~
  3. Gợi ý trả lời - Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. - Lục Vân Tiên là một nhân vật lý tưởng và mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng. - Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của con người dũng tướng. Thấy bọn cướp hại người, kẻ khác có thể né tránh, giữ mình, còn Vân Tiên coi đó là tình huống, cơ hội đầu tiên để hành động. Chàng chỉ có một mình, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng: “Người đều sợ nó, có tài không đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn can đảm “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh cướp. Hình ảnh của chàng trong trận đánh được miêu tả thật đẹp: “tả đột hữu xung, khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”, được so sánh với hình mẫu Triệu Tử Long trong Tam quốc. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân”, “cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn”. - Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ: “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han, cho thấy chàng rất đàng hoàng, chững chạc. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Lời Vân Tiên chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc mình làm là hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình. Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, là hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình. 2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga cũng bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn: - Một cô gái thuỳ mị, nết na, có học thức, cách xưng hô khiêm nhường (quân tử – tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, mực thước, khuôn phép (làm con đâu dám cãi cha, chút tôi yếu liễu đào tơ ), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Vân Tiên, vừa bộc lộ chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. - Một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”. Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai hào hiệp ấy, dám liều mình để giữ trọn ân tình thuỷ chung với chàng. 3. Chép chính xác câu thơ nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Em hiểu câu thơ ấy như thế nào? Gợi ý trả lời: Câu thơ nói rõ nhất quan niệm này của Nguyễn Đình Chiểu là: ~ 14 ~
  4. + Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều + Bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến qua Truyện Kiều + Chủ nghĩa nhân đạo trong các đoạn trích Truyện Kiều. + Chủ nghĩa anh hùng trong tác phẩm Truyện Lục VânTiên + Bình luận về câu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm | Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” trong truyện Lục Vân Tiên ~ 16 ~