Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2019-2020 (Trong thời gian nghỉ covid-2019) - Đinh Văn Quang

A. LÝ THUYẾT:

 

BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn

Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa

Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,…

BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước

Không đóng chai nước ngọt thật đầy,…

BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí:   

Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên.

Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ

doc 3 trang Hải Anh 08/07/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2019-2020 (Trong thời gian nghỉ covid-2019) - Đinh Văn Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_vat_ly_6_nam_hoc_2019_2020_tron.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 6 - Năm học 2019-2020 (Trong thời gian nghỉ covid-2019) - Đinh Văn Quang

  1. Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật Băng kép có trong bàn là điện B.PHẦN BÀI TẬP Câu 1: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều là: rắn, lỏng, khí Câu 2: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: khí, lỏng, rắn Câu 3:Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán Vì khi nung nóng khâu nở ra thể tích tăng làm khâu rộng hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn. Câu 4 : Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm ? Vì nếu đổ nước đầy ấm thì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra, thể tích tăng lên, nước dâng lên và tràn ra ngoài. Câu 5 : Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vi: Không khí trong bong bóng nóng lên, nở ra,thể tích tăng lên đẩy chỗ bẹp phòng lên Câu 6: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. Câu 7. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. Câu 8. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng? Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ. Câu 9. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? TỔ KIỂM TRA VÀ THỐNG NHẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẠP LÝ 6