Đề cương tự học môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng

4. Hoán dụ.

a. Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

b. Các kiểu hoán dụ: 

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là :

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

c. Bài tập: 

doc 9 trang Hải Anh 08/07/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tự học môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_tu_hoc_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2019_2020_truong_quoc.doc

Nội dung text: Đề cương tự học môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng

  1. b. Các kiểu nhân hóa. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là : -. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. c. Bài tập Bài 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau : Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. Bài 2. Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa. 3. Ẩn dụ a. Khái niệm: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm b. Các kiểu ẩn dụ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là : - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác c. Bài tập: Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ) Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (Ca dao) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 2
  2. Bài 2: Hoán dụ có gì giống và có gì khác ẩn dụ ? 5. Các thành phần chính của câu. a. Khái niệm: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạp hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. b. Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai ?, Con gì ? hoặc Cái gì ? - Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. c. Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi Làm gì ?, Làm sao ?, Như thế nào ?, hoặc Là gì ? - Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. d. Bài tập; Bài 1 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Bài 2 : Đặt ba câu theo yêu cầu sau : - Một câu có vị ngữ trả lời Làm gì ? để kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được. - Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào ? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em. - Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì ? để giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc với các bạn trong lớp 4
  3. 2 Lượm ( 1949) Tố Hữu Miêu tả, Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm ( 1920- tự sự hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, 2002) dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta. III. TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người. Dàn bài chung về văn tả cảnh Dàn bài chung về văn tả người 1/ Mở Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Giới thiệu người định tả : Tả ai ? bài Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ? Ấn tượng chung ? 2/ Thân a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? bài hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Cảnh vật xung quanh ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ? ( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả tả cho phù hợp) cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí * Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật quan sát ? Những cảnh nổi bật ? làm việc + những động tác, việc Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ? làm ). Nếu là học sinh, em bé : Học, * Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị chơi đùa, nói năng ( Từ ngữ, hình trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? ảnh miêu tả) Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ? * Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, * Cảnh chính hoặc cảnh quen thao tác, cử chỉ, hành động ( Từ ngữ, thuộc mà em thường thấy ( rất gần) hình ảnh miêu tả) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh * Tính tình : Tình yêu thương với miêu tả những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) 3/ Kết Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm chung về người em đã tả ? bài Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng Yêu thích, tự hào, ước nguyện ? của bản thân ? Chú ý: Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. Một số đề tham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). 6
  4. Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả. * Về hình dáng: - Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm; - Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày; - Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn nụ cười cởi mở, chân tình; * Về tính nết: - Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến; - Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ; - Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ; c/ Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn; - Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em Đề 4: Tả lại quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. Dàn bài: Mở bài: Giới thiệu trường và lễ chào cờ đầu tuần. Thân bài: Tả khung cảnh trường vào sáng thứ hai: Cờ, mi-crô, đội nghi thức. Học sinh đến sớm, đồng phục, khăn đỏ. Cảnh thiên nhiên. a. Lễ chào cờ - Hồi trống tập trung, học sinh xếp hàng. - Học sinh chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị chào cờ. b. Chào cờ: – Tiếng trống, tiếng hô – Tả cảnh học sinh chào cờ. – Lá cờ bay , tiếng hát quốc ca, đội ca vang lên. Lời hứa "Sẵn sàng vang lên. - Cô tổng phụ trách nhận xét thi đua tuần qua, kế hoạch tuần tới. Kết bài: – Học sinh lên lớp. – Suy nghĩ về lễ chào cờ đầu tuần. 8