Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

I- ĐẶC VẤN ĐỀ

          Mục tiêu giáo dục của bậc học THCS là “ … Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ  nghĩa, có trình độ học vấn THCS và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống”.

          Vấn đề đặt ra là trường THCS có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển trở thành con người hữu ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân cách . Cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm của học sinh phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội qui trường lớp, chấp hành đúng quy định của pháp luật … 

doc 6 trang Hải Anh 11/07/2023 1640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt

  1. 2) Tình hình HSCB ở trường THCS : Qua theo dõi đã phát hiện những năm gần đây, hiện tượng học sinh cá biệt có phần gia tăng và ở nhiều cấp độ khác nhau. Nó đã để lại hậu quả như một “di căn” sau những vụ việc xãy ra ở các trường THCS, THPT: đánh thầy giáo, cướp của giết người, đánh lộn dẫn đến chết người và những hành vi khác của thanh thiếu niên, học sinh tác động trực tiếp đến học sinh đang học trong nhà trường . - Học sinh cá biệt tăng theo cấp lớp: Ở lớp 6,7 có bộc phát nhưng chưa nhiều, đến lớp 8,9 học sinh có biểu hiện những thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, sinh hoạt nếu không kịp thời giáo dục sẽ sớm trở thành học sinh cá biệt. - Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội theo “cơ chế thị trường” ở khía cạnh tiêu cực . Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau, tạm chia làm 4 nhóm : 1- Gây gổ đánh nhau , kết bè thành băng nhóm . 2- Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút hơn . 3- Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập . 4- Ương ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém. * Ở nhóm thứ 1 : Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, thường xuất hiện ở lớp 8,9; tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau giữa học sinh trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường . * Ở nhóm thứ 2 : Một bộ phận học sinh vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học . * Ở nhóm thứ 3: Như ở nhóm 2, học sinh do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, không tập trung cho việc học tập, biểu hiện như: xé sách vở của bạn, “phá” bạn và những trò chơi ngớ ngẩn khác trong giờ học. Những HS nầy dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học . * Ở nhóm thứ 4 : Một số ít học sinh biểu hiện tính ươn ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy ” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho những vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm túc: áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái dị, tóc chải rẽ giữa, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai , mặt dán kim tuyến, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể . Ở tất cả các nhóm học sinh cá biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh . Dù ở nhóm học sinh cá biệt nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
  2. Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến việc lớn (ở nhóm 2) . * Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cải vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh (biểu hiện ở nhóm 1) thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thíêt tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành HSCB . Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, học sinh khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo. Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích sự hình thành các nhóm học sinh cá biệt, xin đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển và giáo dục học sinh cá biệt: IV- NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 1- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường - Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK (tốt, khá, trung bình, yếu) theo Thông tư 40, Điều lệ trường PT . Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào danh sách HSCB. - Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan. - Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần phải đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học , trường học . 2- Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ sinh hoạt lớp, GVCN, CB lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của học sinh khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, học sinh trong lớp, học sinh khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa . Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại của TT40 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ . 3- Kết hợp với Hội PHHS để giáo dục học sinh
  3. biết kết hợp và vận dụng các biện pháp trên phù hợp cho từng đối tượng thì sẽ hạn chế và giáo dục HSCB trở thành con ngoan, trò giỏi. 2. Kiến nghị: Các bậc phụ huynh càng quan tâm nhiều hơn nữa với con em mình, có mối liên hệ mặt thiết với giáo viên nhà trường để nắm bắt được tình hình học tập của con mình từ đó phối hợp giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất. Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bên cạnh tuyên truyền đến toàn dân trên địa bàn về học vấn cho em ở địa phương đến mọi tầng lớp nhân dân. Có những biện pháp khả thi, phối hợp cùng nhà trường trong việc bảo vệ trật tự an ninh trường học, đồng thời có biện pháp cùng nhà trường ngăn chặn các đối tượng lêu lõng, tụ tập lôi kéo học sinh. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh cá biệt trong trường THCS. Bản thân rất mong được sự đóng góp của những người đi trước, bạn bé đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn cũng như đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục, đặc biệt là việc giáo dục học sinh cá biệt./.