Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần Cơ học của môn Vật lý 6

Để cho việc giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông có hiệu quả, người giáo viên Vật lý không những cần nắm vững kiến thức mà cả phương pháp và lịch sử phát triển của môn Vật lý.
Như vậy vẫn chưa đủ, người giáo viên Vật lý còn cần phải nắm vững lý thuyết và việc thực hành giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông.
Do chương trình mới học sinh khối 6 đã được tiếp cận với Vật lý còn nhiều bỡ ngỡ với những khái niệm Vật lý lạ lẫm như Lực, Trọng lực, Lực đàn hồi, Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng... trong khi đó kiến thức toán học của các em vẫn còn hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến việc dạy học Vật lý.
Phần "Cơ học" là chương đầu tiên của môn Vật lý giành cho khối 6, phần này chỉ gồm những kiến thức liên quan đến những hiện tượng Vật lý đơn giản nhất, nó cũng cần sự tư duy, phân tích hiện tượng một cách nhanh nhạy và tính toán chính xác trong một số trường hợp cụ thể. Ví dụ như: cần xác định chính xác khối lượng riêng của sỏi, sao cho kết quả nó phải phù hợp (có phần tương đối) như trong bảng khối lượng riêng của một số chất (cụ thể ở đây là đá). 
Vì vậy tôi nghiên cứu “Phương pháp dạy học phần Cơ học của môn Vật lý 6” để tìm ra những giải pháp để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức Vật lý phần "Cơ học" khi học sinh mới làm quen với môn Vật lý ngay từ lớp 6 mà trước đây học sinh khối 7 mới được học.

 

doc 9 trang Hải Anh 08/07/2023 4900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần Cơ học của môn Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_co_hoc_cua_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần Cơ học của môn Vật lý 6

  1. Vật lí học là cơ sở của lý luận phương pháp giảng dạy vật lí, bởi vì trong giảng dạy người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tri thức và phương pháp vật lí. Dựa trên cơ sở bến vững các tư tưởng triết học Duy vật biện chứng trong vật lí học và nắm vững nhận thức luận Mác - Lê Nin thì mới có thể giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học vật lí ở THCS, giáo viên cần tìm ra con đường ngắn nhất, hợp lí nhất để trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức về những cơ sở khoa học và phương pháp vật lí, đồng thời rèn luyện các em kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tiễn. Như vậy là góp phần trao dồi cho học sinh phương pháp và năng lực nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo hướng có lợi cho loài người. Nhằm mục đích lấy, không chỉ nội dung mà cả phương pháp giảng dạy vật lí ở trường THCS cũng phải có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ: Tính chất biện chứng của hiện tượng vật lí, khái niệm vật chất và tính chất bất diệt của thế giới vật chất vận động. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu thu thập xử lý các tài liệu thực tiễn và đề ra biện pháp giáo dục. Chương trình Vật lý THCS được cấu tạo thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7. Giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9. + ở giai đoạn 1: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hàng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, điện, quang, âm học. Việc trình bày những hiện tượng này chủ yếu theo quan điểm hiện tượng thiên về mặt định tính hơn là định lượng. + ở giai đoạn 2: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập vật lý, vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn vật lý ở giai đoạn này phải có những mục tiêu cao hơn ở giai đoạn 1. - Chương trình vật lý 6 là phần mở đầu của giai đoạn 1, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật Vật lý đều ở mức thấp. Học sinh lớp 6 được làm quen với phần đầu tiên của môn vật lý là phần "Cơ học" ở đây tôi chỉ đề cập tới phương pháp dạy học phần "Cơ học" (mục tiêu của chương I) "Cơ học" ở lớp 6 là: 1. - Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp. - Biết đo thể tích (V) theo phương pháp hình tròn 2. - Nhận dạng tác dụng lực (F) như là đẩy hoặc kéo của vật. - Mô tả kết quả tac dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật. - Chỉ ra được 2 lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng cùng 1 vật đang đứng yên. 3. - Nhận biết của lực đàn hồi như là lực do lực bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng. - So sánh lực mạnh, lực yếu dưa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít. 2
  2. m3 dm3 cm3 mm3. và cách đổi đơn vị: 1m3 = 1.000 dm3 1 l = 1 dm3 1m3 = 1.000.000 cm3 1 ml = 1 cm3 (1cc) 1m3 = 1.000.000.000 mm3. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo thể tích tính chính xác, cách đọc kết qủa khi đo. Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước. Cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bút chì không thấm nước. Giáo viên cho học sinh thực hành theo các nhóm và uốn nắn cách đo thể tích và cách đọc kết quả trong khi thực hành. Bài 5: Khối lượng, đo khối lượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đo khối lượng, nắm được đơn vị khối lượng là Kilôgam: kg. Biết sử dụng cân Rôbéc van, nắm được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân Rôbét van. Giáo viên hướng dẫn lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 10.000 hg = 100.000 dag = 1.000.000 g 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1.000 g v.v 1 1 mg = –––––– g ; 1 g = 1.000 mg 1.000 Lưu ý học sinh 1 héc tô gam còn gọi là 1 lạng 1 hg (1lạng) = 100g - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích được ý nghĩa của biển báo giao thông (5t - trên thực tế biển báo giao thông ký hiệu là 5T). Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các ví dụ về lực đẩy, lực kéo, lực hút và chỉ ra được ra phương và chiều của các lực đó. Giáo viên cho học sinh hiểu về hai lực cân bằng. Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: Lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng. ở bài này giáo viên nên lấy nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh. Ví dụ 1: Em bé kéo con trâu, nhưng con trâu không đi. Vậy là em bé đã tác dụng một lực vào con trâu thông qua sợi dây và con trâu cũng tác dụng một lực kéo vào em bé thông qua sợi dây. Khi em bé không kéo được con trâu đi, em bé và con trâu vẫn đứng ở hai vị trí ban đầu. Vậy hai lực kéo đó có cường độ bằng nhau gọi là hai lực cân bằng, hai lực kéo có phương ngang, có chiều ngược nhau. Ví dụ 2: Thuyền buồm chạy trên biển, gió đã tác dụng vào buồm một lực kéo. Ví dụ 3: Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo. Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác đụng của lực. Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó. 4
  3. Giáo viên cho học sinh đo lực theo nhóm hay cá nhân (đo trọng lượng của quyển sách giáo khoa vật lí 6 hay quả nặn bằng sắt). Bài 11: Khối lượng riêng - trọng lượng riêng. Giáo viên hướng dẫn để học sinh trả lời được câu hỏi: khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất là gì ?. Học sinh sử dụng được công thức: m = D. V và P = d. V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất, học sinh thực hành đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân, giáo viên có thể mở rộng kiến thức hỏi học sinh "Tại sao quả bưởi thả vào nước là nổi còn quả táo thả vào nước lại chìm ?", dùng kiến thức về trọng lượng riêng để giải thích, để gây hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ yêu thích môn vật lý và tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên để dùng kiến thức vật lý đã học để giải thích, giáo viên cần yêu cầu học sinh khi thực hành phải đo chính xác, đưa ra kết quả trung thực, số liệu phải gần sát với giữ liệu đã cho Ví dụ: Qủa cân bằng sắt thì cần tính được d = 78.000 (N/m3). D = 7.800 kg/m3 (khối lượng riêng của sắt là 7.800kg/m3. Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách xác định khối lượng riêng của một vật rắn, biết cách tiến hành 1 bài thực hành vật lý. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành theo nhóm theo các bước sau: Bước 1: Đo khối lượng của các phần sỏi Bước 1: Đo thể tích của các phần sỏi. m Bước 3: Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức D = –––– V đơn vị kg/m3. Trước mỗi lần đo thể tích của sỏi cần lau khô các hòn sỏi. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm báo cáo thực hành theo nhóm hay cá nhân để nộp chấm điểm. (mẫu cáo báo thực hành trong SGK). - Giáo viên uốn nắn trong khi thực hành. + Uốn nắn cách làm, cách viết báo cáo. + Uốn nắn ý thức thực hành. Bài 13: Máy cơ đơn giản. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên được một số máy cơ đơn giản thường dùng (ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy). Bài 14: Mặt phẳng nghiêng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được 2 thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ số lợi ích của chúng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường. - Giáo viên tạo hình ảnh trực quan minh hoạ thế nào là mặt phẳng nghiêng ít, thế nào là mặt phẳng nghiêng nhiều, bằng cách tăng hay giảm chiều dài mặt phẳng và độ cao h, càng tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng thì độ nghiêng mặt phẳng nghiêng càng giảm (với chiều cao là cố định). Càng giảm độ cao h thì độ 6
  4. học kiến thức cơ bản từ cấp I như không thuộc bảng cửu chương Mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, nên điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế. * Thuận lợi: Được sự giúp đỡ của nhà trường về mọi mặt và của anh chị em giáo viên trong trường luôn luôn khuyến khích động viên tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình, với chương trình đổi mới SGK của khối 6, 7, 8, 9. Nên đồ dùng dạy học cũng được cung cấp về tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học các môn học được tốt hơn, trong đó có môn Vật lí. * ý kiến đề xuất: + Tuyển chọn học sinh vào học THCS phải biết đọc, biết viết, phải thuộc bảng cửu chương. + Nhà trường có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện học tập của học sinh. + Cần phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình - Nhà trường - Xã hội để giáo dục các em có ý thức học tập tốt hơn. + Giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng động cơ học tập của mình có ý thức hơn trong học tập đối với tất cả các môn học. Người viết sỏng kiến Huỳnh Vũ Linh 8