SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

     Trên thế giới, môi trường sinh thái toàn cầu đang bị suy thoái nghiêm trọng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu người tử vong do tình trạng ô nhiễm môi trường và ngày càng gia tăng.

     Ở Việt Nam hiện mỗi năm có khoảng 200 nghìn người mắc bệnh ung thư và có hơn 150 nghìn người chết vì căn bệnh này do môi trường sống bị ô nhiễm và ngày càng rất nặng nề, nhất là ô nhiễm môi trường nước và không khí.

     Tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và theo chiều hướng ngày càng xấu hơn như: nhiệt độ tăng cao, mực nước các sông dâng cao ở mức báo động, xuất hiện lỗ thủng ở tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính…gây nhiều hậu quả rất nghiêm trọng trong đời sống và sản xuất của con người…

     Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, phần lớn là do việc phát triển kinh tế ở các nước nghèo, các nước đang phát triển, công nghệ xử lí chất thải còn lạc hậu chưa được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó ý thức người dân chưa cao trong việc bảo vệ môi trường (BVMT).

     Từ thực trạng trên làm cho tôi luôn băn khoăn trăn trở. Là một giáo viên dạy môn sinh học 9, trong bộ môn có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục BVMT. Vậy tôi phải làm gì để vừa đem lại hiệu quả cao trong dạy học đồng thời phải tích cực giáo dục học sinh (HS) trong việc BVMT, qua đó tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân ý thức BVMT.

     Từ những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số phương  pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học 9” để nghiên cứu và trao đổi cùng đồng nghiệp.

doc 12 trang Hải Anh 08/07/2023 5600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong.doc

Nội dung text: SKKN Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học

  1. trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không là quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. 2. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học 9: a. Dạng liên hệ: Ở dạng này, các kiến thức GDBVMT không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDBVMT có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp. Trong SGK Sinh học 9 có hàng loạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức GDBVMT. Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bài học có khả năng lồng ghép và lựa chọn các kiến thực và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức GDBVMT vào bài học một cách hợp lí. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì người giáo viên dạy sinh học THCS luôn phải cập nhập các kiến thức về môi trường. STT Bài Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Mục II, III. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do tác nhân vật lí và tác nhân hoá học. Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm (lạm Bài 21 dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, đốt bọc nilon ), các chất độc hại Đột biến ngấm vào cơ thể và gây hại: 1 gen +Ví dụ: Chất diệt cỏ (điôxin) gây đột biến gen và gây ra các tật: xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón Mục II. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác nhân vật lí và tác nhân hoá học phá vỡ cấu trúc NST đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Nếu con người không có ý thức Bài 22 bảo vệ môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm (lạm dụng Đột biến 2 thuốc trừ sâu, diệt cỏ ), các chất độc hại ngấm vào cơ thể và cấu trúc gây hại: NST +Ví dụ: nhiễm độc cấp do hóa chất bảo vệ thực vật , phốtpho hữu cơ gây ra biến đổi cấu trúc NST. +Ví dụ: Mất một đoạn nhỏ ở đầ NST 21 gây ung thư máu ở người Những người nhiễm độc cấp do hóa chất bảo vệ thực vật , Bài 23 phốtpho hữu cơ gây ra biến đổi số lượng NST ít hơn 2n=46 3 Đột biến số là chủ yếu -> cần bón phân hợp lí và sử dụng thuốc BVTV lượng NST đúng quy cách. Bài 25 Bón phân hợp lí , sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy 4 Thường định để bảo vệ môi trường biến b. Dạng lồng ghép: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK và trở thành một bộ phận kiến thức môn học. Trong SGK sinh học 9, kiến thức GDBVMT được lồng ghép có thể: 2
  2. + Phục hồi và trồng rừng. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt. -> HS cần tích cực tham gia bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Bài 54-55 1.Tác nhân gây ô nhiễm Ô nhiễm . Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp môi trường và sinh hoạt: . Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: . Ô nhiễm do các chất phóng xạ: . Ô nhiễm do các chất thải rắn: . Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: 5 2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. Bài 56-57 ? Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi Tìm hiểu trường tình hình -> HS: Trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng, không môi trường xả rác bừa bãi, không vứt xác chết xuống sông, thu gom phế ở địa liệu bán cho nhà máy tái chế phương. Mục II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Bài 58. Rừng có vai trò giữ nước, điều hòa không khí, chống xói Sử dụng mòn 6 hợp lí tài ->Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất có vai trò rất quan nguyên trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật thiên nhiên. khác, chống ô nhiễm môi trường. Bài 59. Khôi phục Bảo vệ khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là môi trường biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi 7 và giữ gìn trường đang bị suy thoái. thiên nhiên hoang dã. 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển 3. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp -Để bảo vệ môi trường cần: + Tìm hiểu luật Bài 60-61- + Hiểu được sự cần thiết phải chấp hành luật 62. - Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi Bảo vệ đa trường. dạng các hệ 8 - Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi sinh thái, trường. Luật bảo vệ - HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường môi trường ở 1 số nước: +Ví dụ: Ở Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau. 4
  3. b. Một số hình ảnh về ô nhiễm chất phóng xạ: Ô nhiễm do các chất phóng xạ Hậu quả do nhiễm các chất phóng xạ c. Một số hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí Nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp Khói thải ra từ nhà máy xuống sông - Qua những hình ảnh và thông tin SGK, GV nêu câu hỏi: + Vậy chúng ta cần có ý thức như thế nào trước những hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường? + HS đưa ra một số ý kiến - phát biểu, nhận xét chéo giữa các nhóm 6
  4. Một dòng sông ở thị trấn đã qua rất nhiều thế hệ, đó là một địa điểm bơi lội lí tưởng. Một nhà máy chế biến thủy sản được xây dựng ngay trên bờ sông. Gần đây, người ta thấy trẻ em ra sông bơi không còn an toàn nữa vì một số lớn cá ở sông đã chết. Học sinh có thể tự nêu vấn đề: Vì sao cá ở sông này bị chết? (2) Giải quyết vấn đề: Học sinh nêu ra nguyên nhân làm cho cá chết: Có thể do thuốc trừ sâu, do nước thải sinh hoạt, do phân hoá học thải ra từ đồng ruộng, do nước thải từ các nhà máy Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để bảo vệ giả thuyết của mình, bác bỏ các giả thuyết khác. Tiếp theo, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về việc thải trực tiếp nước từ các nhà mày xuống dòng suối mà không qua xử lí do nước thải từ nhà máy. (3) Kết luận: Nguyên nhân làm cho cá chết: Nước thải ra từ nhà máy đã làm cho dòng sông bị ô nhiễm nặng. Biện pháp: Cần có biện pháp xử lí nước thải công nghiệp. 3.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người) được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau (chủ yếu áp dụng đối với các bài thực hành). Các bước tiến hành: Bước 1: Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo. Bước 2: Làm việc theo nhóm: - Từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và thư ký ghi chép các ý kiến thảo luận). - Các nhóm báo cáo thảo luận, dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp với hình ảnh. - Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không tham gia thảo luận. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. 8
  5. - Gv đưa ra 1 số tranh hình về vấn đề rác thải để HS quan sát: - Tiếp đó Gv đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận: GV yêu cầu HS thảo luận theo HS thảo luận theo nhóm nêu được: nhóm 6-8 em trả lời các câu hỏi: 1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình - Do sự thiếu ý thức của người dân, trạng ô nhiễm môi trường như hiện thiếu bãi đổ rác, rác thải không được nay? xử lí kịp thời và khoa học 2. Nếu mỗi ngày, mỗi người vứt 1 - Số túi nilon mỗi ngày của nước Việt túi nilon ra môi trường thì cả nước Nam = dân số Việt Nam (hơn 80 triệu Việt Nam và Thế giới thải ra bao túi ni lon) nhiêu túi nilon mỗi ngày? Số túi nilon mỗi ngày của Thế giới = 3. Một túi nilon để phân hủy được dân số Thế giới (khoảng 6 tỉ túi nilon) cần rất nhiều năm, vậy mà túi nilon - Gây ô nhiễm môi trường, mất mĩ vẫn bị vứt bừa bãi, em hãy cho biết quan đô thị, diện tích đất sản xuất bị hậu quả của tình trạng này? thu hẹp 4. Nếu mọi người cứ xả rác làm ô - Xung quanh chúng ta sẽ toàn là rác nhiễm môi trường như vậy thì hậu và kèm theo là sự lây lan các loại dịch quả sẽ như thế nào? bệnh 5. Là HS chúng ta cần làm gì để bảo - Hãy bỏ rác vào thùng. vệ môi trường sống của mình? Tuyên truyền mọi người cùng bỏ rác - GV hướng dẫn HS để các em có vào thùng. câu trả lời đúng -> nhận thức đúng Thành lập câu lạc bộ BVMT ở trường -> hành động đúng. học. - Tiếp đó GV cho HS quan sát hình Thực hiện các hành động BVMT tại -> giáo dục ý thức BVMT cho HS trường học và ở địa phương 10
  6. dục BVMT học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học, từ đó các em yêu thích môn học nhiều hơn. Kết quả học tập của các em được nâng lên qua các năm như sau: - Năm học 2015 - 2016: ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN G(8,0 - TB(5,0 - Y(3,5 - K(0,0 - TBTL TT LỚP TS MÔN K(6,5 - 7,9) 10,0) 6,4) 4,9) 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 26 Sinh 5 19,23 20 76,92 1 3,85 26 100 - Năm học 2016 - 2017: ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN G(8,0 - TB(5,0 - K(0,0 - TBTL TT LỚP TS MÔN K(6,5 - 7,9) Y(3,5 - 4,9) 10,0) 6,4) 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 26 Sinh 6 23,07 16 61,53 4 15.40 26 100 - Năm học 2017 - 2018: ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN G(8,0 - TB(5,0 - K(0,0 - TBTL TT LỚP TS MÔN K(6,5 - 7,9) Y(3,5 - 4,9) 10,0) 6,4) 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 29 Sinh 6 20,69 15 51,72 8 27,59 29 100 2. Bài học kinh nghiệm: Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là hình thức dạy học ngoại khóa, đây là hình thức mà HS thấy thiết thực nhất và dễ khắc sâu kiến thức. 3. Một số ý kiến đề xuất: Để thực hiện được những hoạt động ngoại khóa thì cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Bởi vì, mỗi hoạt động cần tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức, đối tượng tham gia Trên đây là những ý kiến qua thực tiễn trong dạy học của tôi, chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp và lãnh đạo các cấp đóng góp cho sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Phong Thạnh A, ngày 27 tháng 4 năm 2018 DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP NGƯỜI VIẾT TRƯỜNG Lý Văn Tý XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 12