Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

Câu 11:Vì sao khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế?

* Do khi nổi dậy khởi nghĩa để thu phục lòng dân nguyễn huệ nêu cao khẩu hiệu phù lê diệt trịnh để lấy được sự ủng hộ của nhân dân để tăng cường lực lượng

- Khi phong trào tây sơn lớn mạnh lật đổ chế độ phong kiến nguyễn huệ đã trao lại bắc hà cho vua lê chiêu thống nhưng do tài hèn nên lê chiêu thống không trị vì đất nước

- Khi vua lê chiêu thống sang cầu cứu nhà thanh nên nhà thanh mang 29 vạn quân sang xâm lược nước ta và đúng lúc này thì nguyễn huệ mới lên ngôi hoàng đế để hợp lòng dân.

docx 4 trang Hải Anh 08/07/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_hoc_ki_2_mon_lich_su_7_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 7 - Năm học 2019-2020

  1. - Quân đội dưới thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”, khi có ngoại xâm quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. - Quân đội có hai bộ phận: quân của triều đình và quân các địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có dao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Hằng năm được tập luyện võ nghệ, chiến trận. - Vùng biên giới bố trí canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn. Câu 6: Nêu một số chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung? Em có nhận xét như thế nào về chính sách ngoại giao của Quang Trung đối với tình hình nước ta hiện nay? - Chính sách quốc phòng, ngoại giao: + Thi hành chế độ quân dịch, xây dựng quân đội, chuẩn bị thuyền chiến và đại bác. + Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. - Nhận xét: Chính sách quốc phòng kiên quyết và chính sách ngoại giao khéo léo. Chính sách của vua Quang Trung cuối thế kỷ XVIII cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với tình hình đất nước ta trên con đường xây dựng và phát triển. Câu 7 : Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước Cuộc chiến tranh đã gây đau thương cho dân tộc, ảnh hưởng khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước • Các cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa ,chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước Câu 8: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp ?
  2. Câu 11:Vì sao khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế? * Do khi nổi dậy khởi nghĩa để thu phục lòng dân nguyễn huệ nêu cao khẩu hiệu phù lê diệt trịnh để lấy được sự ủng hộ của nhân dân để tăng cường lực lượng - Khi phong trào tây sơn lớn mạnh lật đổ chế độ phong kiến nguyễn huệ đã trao lại bắc hà cho vua lê chiêu thống nhưng do tài hèn nên lê chiêu thống không trị vì đất nước - Khi vua lê chiêu thống sang cầu cứu nhà thanh nên nhà thanh mang 29 vạn quân sang xâm lược nước ta và đúng lúc này thì nguyễn huệ mới lên ngôi hoàng đế để hợp lòng dân.