Chuyên đề Đánh giá kết quả kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Anh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Kiểm tra đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên, đặc biệt là kiểm tra giữa học kỳ I. Tổ chức kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan, thực chất. Không tạo không khí căng thẳng, áp lực kết quả học tập với học sinh.

- Kết quả kiểm tra là cơ sở để Ban giám hiệu đánh giá việc giảng dạy của giáo viên; nắm bắt được kết quả của học tập học sinh. Nhằm giúp nhà trường có cơ sở trong việc điều chỉnh công tác quản lí, chỉ đạo cũng như tổ chức giáo dục học sinh; giúp giáo viên định hướng được những việc cần làm trong bồi dưỡng và giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa đạt những yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng ở các môn học.

II. NỘI DUNG

1. Thực trạng

- Mặc dù môn Tiếng Anh được xếp vào một trong 3 môn chính, nhưng một thực tế là chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS Phong Thạnh Tây còn thấp (nếu không nói là quá thấp), chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập. 

- Qua kết quả khảo sát đầu năm, tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình của môn Tiếng Anh tại trường THCS Phong Thạnh Tây rất thấp, có thể nói thấp nhất so với các môn khác. Tỷ lệ này ở các khối có sự chênh lệch, song tình hình chung rất đáng lo ngại. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng “mù” ngoại ngữ. Vì học sinh học quá yếu, lại không chịu khó học nên nhiều khi lên lớp giáo viên giống như đang “độc thoại” với mình. Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kĩ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu và kĩ năng nghe kém. 

- Từ đầu năm học 2020 - 2021 theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Giá Rai nhà trường đã tổ chức cho các em học sinh học 2 buổi/ngày nhằm cũng cố kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém và mở rộng nâng cao cho các học sinh khá giỏi. Đa số phụ huynh đều thống nhất tán thành.

doc 6 trang Hải Anh 12/07/2023 6180
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đánh giá kết quả kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_danh_gia_ket_qua_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_tieng.doc

Nội dung text: Chuyên đề Đánh giá kết quả kiểm tra giữa học kỳ I môn Tiếng Anh

  1. - Trường THCS Phong Thạnh Tây thuộc vùng nông thôn sâu của Thị xã Giá Rai. Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực trong học tập. - Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh thờ ơ với việc học và chưa xác định rõ mục đích của việc học tập là để làm gì dẫn đến kết quả học tập yếu kém. - Do địa bàn nông thôn rộng, một số ít học sinh phải ở lại trường vào buổi trưa nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài vào buổi chiều. - Học sinh ảnh hưởng tâm lý, mệt mỏi dẫn đến kết quả điểm không cao do phải kiểm tra rất nhiều môn trong tuần 10. 2. Các biện pháp thực hiện - Nhà trường đã triển khai và chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kĩ các văn bản liên quan đến kiểm tra đánh giá. + Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra/đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra/đánh giá giữa kì tính hệ số 2 và điểm kiểm tra/đánh giá cuối kì tính hệ số 3. Trong mỗi học kì, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể. + Theo đó, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học quy định 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35-70 tiết/năm học quy định 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học quy định 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. + Trong mỗi học kì, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ, đặc biệt không còn điểm 1 tiết. Điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên; giữa kì và cuối kì với các hệ số quy định. - Trước khi kiểm tra giữa kỳ 2 tuần, BGH và tổ trưởng chuyên môn tổ chức duyệt cấu trúc đề và đề kiểm tra của giáo viên bộ môn. Đề ra phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng và nội dung kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất người học. - BGH chỉ đạo cho các tổ trưởng và giáo viên bộ môn tổ chức ôn tập giữa kỳ I cho sát với cấu trúc đề để hạn chế tỉ lệ điểm yếu kém. Vì đây là cột điểm rất quan
  2. *Đánh giá: Cấu trúc và đề kiểm tra giữa HKI ra theo cấu trúc của Sở GD đủ các kỹ năng theo quy định, đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Từ hạn chế của kết quả kiểm tra giữa kì I: Giáo viên sẽ nhìn vào đó để khắc phục các lỗi mà học sinh thường mắc lỗi khi làm bài, các kiến thức học sinh còn chưa nắm bắt được. Từ đó sẽ tìm ra phương pháp tốt để kiểm tra giữa kỳ II đạt kết quả hơn. IV. ĐỀ XUẤT-KIẾN NGHỊ 1. Đối với nhà trường - Tăng cường dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa sau một số bài dạy khó. Thảo luận cụ thể, chi tiết mục tiêu cụ thể, tiến trình và nội dung bài dạy, tính hiệu quả của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, việc sử dụng đồ dùng dạy học, và hiệu quả bài dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức các lớp ngoại ngữ và tin học cho tất cả giáo viên, ngoài tác dụng nâng cao trình độ nhiều mặt của giáo viên còn có ý nghĩa nêu gương cho học sinh noi theo. Tổ chức các câu lạc bộ, những cuộc thi, những buổi thảo luận, trao đổi về phương pháp dạy học ngoại ngữ, nêu những tấm gương và kinh nghiệm học ngoại ngữ. 2. Đối với Phòng Giáo dục - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, xây phòng chức năng phục vụ bộ môn. - Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề thường xuyên hơn để giáo viên nâng cao trình độ, năng lực sư phạm và học hỏi thêm về kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường bạn. Phong Thạnh Tây, ngày 14 tháng 11 năm 2020 DUYỆT CỦA BGH Người viết Cao Văn Đạm