Chuyên đề Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta biết, để giúp nhà trường thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ năm học thì tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường THCS Phong Thạnh Tây nói riêng bởi vì tổ chuyên môn quản lý và theo dõi sát sao tất cả các hoạt động của giáo viên trong tổ cũng như nắm rõ nhất trình độ và tay nghề của giáo viên.Thực tế cho thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; chỉ có thể đào tạo ra những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về mặt tri thức và nhân cách đạo đức khi người thầy có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn giỏi. Để có được điều này thì chính tổ chuyên môn là nơi hun đúc và giúp cho giáo viên. Bên cạnh đó cũng thông qua tổ chuyên môn mà Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt được chất lượng giờ dạy trên lớp và việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng giáo viên trong tổ.
Vì vậy sinh hoạt tổ chuyên môn là vấn đề đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và tìm giải pháp phù hợp để cải tiến nội dung sinh hoạt tổ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thực tế việc sinh hoạt tổ chuyên môn ở một số trường THCS còn mang lại hiệu quả chưa cao: thời gian dành cho buổi họp tổ còn ít, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào bàn bạc trao đổi chuyên môn; một số giáo viên còn thờ ơ với việc họp tổ, chưa xem nó là quan trọng để nhận ra những ưu điểm và hạn chế từ đó phát huy và sửa chữa. Song song với những giáo viên có tay nghề lâu năm vẫn còn có những giáo viên tuổi nghề còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của tổ nói chung và chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng. Để cải tiến hiệu quả làm việc của tổ chuyên môn, là một tổ trưởng chuyên môn của tổ Xã hội ở một trường THCS, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về vấn đề này. Vì thế tôi xin trình bày chuyên đề với nội dung: “Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Tổ Xã hội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện thuận lợi để tổ hoạt động tốt hơn.
- Hầu hết giáo viên đã qua nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm, trình độ chuyên khá vững vàng.
- Hầu hết giáo viên đều nghiêm túc thực hiện tốt quy chế chuyên môn, trường THCS Phong Thạnh Tây thuộc vùng nông thôn, chỉ có 9 lớp với 337 học sinh số giáo viên tổ Xã hội có 8 giáo viên nhưng có đến 4 giáo viên cùng nhóm môn Ngữ văn nên việc trao đổi chuyên môn có nhiều thuận lợi.
2. Khó khăn
- Việc quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng còn thiếu sót do cùng lúc phải kiêm nhiệm nhiều việc (tổ trưởng, giảng dạy, chủ nhiệm lớp) nên thời gian tự tìm tòi, nghiên cứu còn gặp khó khăn.
File đính kèm:
- chuyen_de_doi_moi_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_to_chuyen_mo.doc
Nội dung text: Chuyên đề Đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
- - Thời gian họp tổ đôi lúc chưa kịp thời, một phần nhỏ giáo viên còn thụ động, chưa xem việc họp tổ chuyên môn là quan trọng nên còn thái độ thờ ơ, còn mang nặng hình thức, - Giáo viên chưa mạnh dạn trình bày những vấn đề về chuyên môn để cùng đồng đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm. Những khó khăn trong thực trạng nêu trên, nếu không sớm khắc phục thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học trong nhà trường. Làm được điều này cần phải có những đổi mới cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. III. MỘT SỐ ĐỔI MỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN - Tổ trưởng là người đứng đầu, tổ chức và quản lý mọi hoạt động của tổ, để hoạt động của tổ chuyên môn đạt hiệu quả thì tổ trưởng phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, có uy tín, được giáo viên tín nhiệm, nêu cao tinh thần trách nhiệm thì mới có thể quản lý được tổ viên. - Ngay từ đầu năm học, tổ trưởng chuyên môn phải bám sát kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch về chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Trước tiên, tổ trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch rồi họp tổ chuyên môn để các thành viên trong tổ trao đổi, bàn bạc rồi đi đến thống nhất và xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ trong năm học. Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng từng nội dung công việc như: chỉ tiêu môn học, các hoạt động chuyên môn như thao giảng hội giảng, báo cáo chuyên đề, tự làm đồ dùng dạy học, tham gia các phong trào của trường, của ngành, đến việc phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành cho từng công việc cụ thể. Trong quá trình thực hiện, tổ trưởng phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở kịp thời. - Trong quá trình thực hiện, tổ trưởng phải là người đóng vai trò trung tâm, có khả năng nắm bắt nhanh thông tin để thông báo kịp thời đến giáo viên, luôn bao quát công việc, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp. Linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo trong công việc, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ lên cấp có thẩm quyền để được chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời. - Tổ trưởng phải là người xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong tổ, là người biết lắng nghe, biết chia sẻ, đặc biệt biết cách phản hồi, nhận xét, góp ý trước những thiếu sót của giáo viên mà họ thấy mình vẫn được xem trọng và sửa sai trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh áp đặt. - Trong quá trình thực hiện, để tạo sự nể phục của giáo viên thì khi phân công nhiệm vụ, tổ trưởng không được nể nang, thiên vị tình cảm mà phải công bằng, khách quan, phải xem xét năng lực chuyên môn, nắm bắt hoàn cảnh của từng giáo viên để bố trí, sắp xếp công việc phù hợp. Điều quan trọng là tổ trưởng phải biết khơi dậy lòng nhiệt tình, biết khích lệ, động viên các tổ viên để họ hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách có trách nhiệm và hiệu quả - Tổ trưởng lên lịch họp tổ chuyên môn theo định kỳ 2 lần/ tháng. Trước khi họp tổ trưởng phải rà soát lại tất cả những mặt ưu điểm và hạn chế trong thời gian qua của tổ để chuẩn bị đầy đủ nội dung thông báo trong cuộc họp, từ đó khắc phục tình trạng sinh hoạt tổ chuyên môn qua loa hình thức, tránh thiếu sót những vấn đề quan trọng cần thiết.
- khóa một đến hai lần để giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm về nội dung và phương pháp từ đó hiệu quả giờ dạy sẽ được nâng lên. - Đối với những tiết dạy giáo viên còn hạn chế về nội dung hoặc phương pháp mà tổ trưởng đã dự giờ, nhận xét góp ý trong năm học thì có thể tiếp tục dự giờ ở năm học tiếp theo để đánh giá xem giáo viên có tiến bộ hơn không. - Khuyến khích, động viên giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm thường xuyện dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài tổ để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài việc cùng dự giờ các tiết thao giảng, hội giảng, đối với các tiết dự giờ giáo viên định kỳ, tổ trưởng có thể yêu cầu giáo viên cùng dự giờ với mình để học hỏi phương pháp giảng dạy. - Để giáo viên có sự tiến bộ trong công tác giảng dạy, tổ trưởng phải thẳng thắng góp ý những hạn chế thiếu sót của giáo viên, không vì sợ mất lòng mà không dám góp ý. Trong quá trình nhận xét, góp ý thì tổ trưởng cũng hết sức nhẹ nhàng tránh cho người được góp ý có cảm giác mặc cảm hoặc khó chịu. Tổ trưởng phải luôn vui vẻ, hòa đồng, phải tạo một cảm giác thoải mái, thân thiện để giáo viên có cảm giác gần gũi để chia sẽ những khó khăn vướn mắc mà mình gặp phải trong giảng dạy, thường xuyên theo dõi giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Để tránh cho giáo viên có suy nghĩ, tư tưởng làm việc không cần nhiều, cứ bình thường thậm chí đôi lúc chưa tốt cũng chẳng ai nhắc nhở, cuối năm vẫn xếp loại tốt thì tội gì phải tích cực thì tổ trưởng phải là người nhận xét nghiêm túc, thực chất năng lực, tay nghề, quá trình công tác của từng giáo viên để đánh đúng thực chất, tránh cào bằng sẽ gây sự không công bằng trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên. - Để tránh buổi sinh hoạt chuyên môn bị kéo dài thời gian, hoặc không thống nhất được mục tiêu đề ra đòi hỏi tổ trưởng (người chủ trì) phải định hướng nội dung trọng tâm cần tập trung thảo luận, trao đổi, góp ý. Không góp ý lan man hoặc lợi dụng sinh hoạt chuyên môn để hạ bệ lẫn nhau. Tạo điều kiện cho tất cả các thành viên trong tổ đều được trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Không nên chỉ có một vài ý kiến tham gia ban đầu rồi sau đó các thành viên còn lại nói “Tôi cũng đồng ý như ý kiến trên”. - Thời lượng cho sinh hoạt chuyên môn tổ là không có nhiều, thường thì vài tiết hoặc vài tiếng đồng hồ cho nên cần hạn chế triển khai công việc hành chính hoặc triển khai nhanh gọn trọng tâm, các nội dung khác đưa lên bảng thông báo. Thời gian còn lại dành cho tập trung trao đổi, thảo luận, phân tích, góp ý nội dung chuyên môn. - Phải xây dựng được nề nếp sinh hoạt chuyên môn để tạo thói quen và nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Không để buổi sinh hoạt chuyên môn chỉ nghe triển khai công việc hành chính hoặc góp ý mấy tiết dạy, mà phải làm cho buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự đi vào chiều sâu, đúng nghĩa. * Kết quả Qua quá trình áp dụng một số đổi mới nêu trên, sau một thời gian thực hiện trong tổ chuyên môn, tuy hiệu quả chưa cao như mong muốn nhưng bước đầu đã đạt dược kết quả như sau:
- TRƯỜNG THCS PHONG T. TÂY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG Họp tổ lần 02 tháng 10 Thời gian: 8 giờ 00 phút ngày 29 tháng 10 năm 2019. Địa điểm: Phòng Thư viện Trường THCS Phong Thạnh Tây. Thành phần: Phó hiệu trưởng Trường THCS Phong Thạnh Tây. Giáo viên tổ Xã hội : 8/7. Vắng 01( nghỉ Hộ sản) Nội dung: I. Một số thông tin - Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của nhà trường. - Giữ gìn cảnh quan khu vực nhà trường, để xe đúng nơi quy định, thực hiện văn hóa công sở. - Thi HSG lớp 9 đạt 01 giải KK, cấp trường. - Kết quả kiểm tra chuyên đề GV trong Tổ. II. Đánh giá hoạt động tuần 10 và 11 (từ 14/10 đến 28/10) Giáo viên đảm bảo ngày giờ công lao động, giờ giấc lên lớp. Soạn giảng: soạn đủ, đúng nội dung, sử dụng phương pháp phù hợp, trình ký đúng thời gian quy định. Báo giảng lên đầy đủ, kịp thời. Thực hiện giảng dạy đúng theo PCCM và PPCT. Tiếp tục thực hiện dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn Văn và Lịch sử. Dạy phụ đạo HS yếu kém ở các khối lớp và dạy hai buổi môn Văn cho HS lớp 9 theo PCCM và TKB. Thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra định kỳ về quy trình ra đề, tổ chức kiểm tra, làm phách, chấm bài, hồi phách và lên điểm theo công văn 1122 ngày 01/11/2017 của SGD&ĐT. Viết SKKN theo kế hoạch của tổ. Về công tác kiểm tra: + Tổ trưởng dự giờ thăm lớp 02 GV, rút kinh nghiệm giờ dạy ngay sau khi thực hiện tiết dạy (GV có sự chuẩn bị cho tiết dạy, sử dụng phương pháp phù hợp, HS vận dụng khá tốt) + Kiểm tra hồ sơ giáo viên: Giáo viên có đủ hồ sơ, đảm bảo nội dung.
- + TTCM nhận xét, góp ý và theo dõi quản lý file kế hoạch dạy học của các GV trong tổ. Riêng đối với tổ ghép theo nhóm môn, nếu có Tổ phó chuyên môn giảng dạy môn ghép thì TTCM có thể phân công Tổ phó nhận xét, góp ý và theo dõi quản lý file kế hoạch dạy học của các GV môn ghép. Tất cả giáo viên khi lên lớp phải có kế hoạch dạy học đã được Hiệu trưởng (đối với TTCM) và TTCM (đối với GV) nhận xét, góp ý. + Soạn giáo án hàng tuần GV chuyển nộp file kế hoạch dạy học cho TTCM nhận xét, góp ý và theo dõi quản lý trước khi tổ chức giảng dạy ít nhất 05 ngày; hàng tháng chuyển nộp file kế hoạch dạy học vào kho học liệu trong máy tính của nhà trường để theo dõi quản lý theo quy định của Hiệu trưởng. IV. Công tác chuyên môn * Thảo luận thống nhất ma trận đề kiểm tra Văn 8, 9, 6, 7. * Thảo luận thống nhất phương pháp dạy bài khó (Văn 7 Từ Hán Việt, Văn 8 Văn Nghị Luận ) * Báo cáo chuyên đề "GD kỹ năng sống cho HS trong môn GDCD" của GV Nguyễn Thị Hồng Phưởng. * Chuẩn bị đồ dùng dạy học khi lên lớp, bảng phụ sử dụng thường xuyên cần treo cho cần thận. * Thư viện, thiết bị: - Lau chùi vệ sinh, kiểm tra dụng cụ thực hành thí nghiêm, sắp xếp gọn gàng cho GV dễ lấy đồ dùng dạy học. - Giờ ra chơi trực TV cho HS vào đọc sách. - Hoàn thành các hồ sơ sổ sách. DỰ KIẾN PHÂN CÔNG BÁO CÁO, PHÁT BIỂU Ý KIẾN TT Nội dung Người báo cáo Người phát biểu Đánh giá hoạt động 2 1 Lê Thị Gái Lê Thị Thu Hằng tuần qua 2 Kế hoạch 2 tuần sắp tới Lê Thị Gái Danh Phi Ma trận đề kiểm tra 45' Danh Phi 3 Mai Thị Kiều Diễm Sử 9, 7 Phan Thị Song Thương Ma trận đề KT HKI 4 Nguyễn T. Hồng Phưởng Lê Thị Gái GDCD 9,8 7, 6 Lê Thị Thu Hằng Ma trận kiểm tra 45' 5 Lê Thị Gái Nguyễn Thị Kim Thoa Văn 6, 7, 8, 9 TV Phan Thị Song Thương 6 Dạy bài khó (Văn 7) Nguyễn Thị Kim Thoa Lê Thị Gái 7 Dạy bài khó (Văn 8) Phan Thị Song Thương Lê Thị Thu Hằng Lê Thị Thu Hằng 8 Chuyên đề GDCD Nguyễn T. Hồng Phưởng Nguyễn Thị Kim Thoa Phan Thị Song Thương