Chuyên đề Giải pháp tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học tập của học sinh có hiệu quả môn Tiếng Anh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Căn cứ công văn số 714/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học phân hóa và dạy học tự chọn cấp trung học; 

Công văn số 121/PGD-ĐT-THCS ngày 10/8/2017 của Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường TH&THCS, THCS trực thuộc tổ chức thực hiện dạy học phân hóa và dạy học tự chọn từ năm học 2017-2018; 

Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị bản thân tôi có nhận định như sau:

Dạy học phân hoá là phân loại học sinh khá, giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu, kém để kèm cặp và bồi dưỡng. Bởi trong một khối lớp học thì học sinh có nhiều trình độ khác nhau, không thể có một loạt học sinh có một trình độ ngang nhau. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh.

Trên thực tế hiện nay ở các trường THCS trong thị xã, quan điểm dạy học phân hóa mới được quan tâm. Giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết và kỹ năng dạy học phân hóa, chưa thật sự coi trọng yêu cầu phân hoá trong dạy học. Đa số các giờ học vẫn được tiến hành đồng loạt áp dụng như nhau cho mọi đối tượng học sinh, các câu hỏi bài tập đưa ra cho mọi đối tượng học sinh  đều có chung một mức độ khó - dễ. Do đó không phát huy được tính tối đa năng lực cá nhân của học sinh, chưa kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. 

Để tìm ra phương pháp dạy học mới trong nhà trường nhằm giúp các em học một cách tự giác, tích cực và thầy cô không phải “nhồi nhét” kiến thức, một hoạt động tiêu biểu cho dạy học theo phương pháp phân hóa như thế nào cho có hiệu quả đó cũng chính là vấn đề mà tôi mạnh dạn đề cập trong chuyên đề Dạy học phân hoá theo năng lực học tập của học sinh môn Tiếng Anh”.

doc 5 trang Hải Anh 12/07/2023 4420
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giải pháp tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học tập của học sinh có hiệu quả môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_giai_phap_to_chuc_day_hoc_phan_hoa_theo_nang_luc_h.doc

Nội dung text: Chuyên đề Giải pháp tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực học tập của học sinh có hiệu quả môn Tiếng Anh

  1. biểu cho dạy học theo phương pháp phân hóa như thế nào cho có hiệu quả đó cũng chính là vấn đề mà tôi mạnh dạn đề cập trong chuyên đề “Dạy học phân hoá theo năng lực học tập của học sinh môn Tiếng Anh”. 1. Ưu điểm - Việc thực hiện dạy học phân hóa học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng. - Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng giúp cho giáo viên tự tin khi soạn giáo án và giảng dạy, bởi nó đã có chuẩn cụ thể. - Việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được thực hiện rất có hiệu quả. - Phần lớn giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh những giáo viên trẻ năng nổ, nhiệt tình trong công tác còn có giáo viên có nhiều kinh nghiệm quan tâm chia sẻ kinh nghiệm đứng lớp và chủ nhiệm. - Để có thể dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức chúng ta phải có hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực từng nhóm học sinh. Cụ thể: đối với nhóm học sinh yếu kém thì câu hỏi cho các em mức độ nhận biết. Còn đối với học sinh trung bình thì có hệ thống câu hỏi với mức độ thông hiểu. Đối với học sinh khá, giỏi thì câu hỏi với mức độ vận dụng. Dĩ nhiên đối học sinh giỏi thì câu hỏi có mức độ phân tích và sáng tạo. Tất cả cũng phải dựa trên tài liệu chuẩn kiến thức. 2. Hạn chế - Tuy nhiên tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng có những bài quá dài, có những phần trong chuẩn kiến thức có đề cập, nhưng trong sách giáo khoa thì lại không có gì liên quan đến và ngược lại. - Xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính chung chung chưa thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, chưa cụ thể hoá một cách rõ ràng. 2
  2. - Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh phải nhiệt tình, chăm chỉ, nghiêm túc thực hiện yêu cầu của giáo viên bộ môn. III. KẾT LUẬN Thực hiện trên tinh thần cải cách của Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trung tâm và GV là người hướng dẫn, định hướng cho HS chiếm lĩnh tri thức, đồng thời với mong mỏi nâng cao khả năng tự học của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tôi đã cố gắng thực hiện tham luận này. Nhưng hạn chế tất nhiên không tránh khỏi những sơ suất, những điểm chưa cụ thể, những ý định chưa thực hiện được như: thực hiện thí điểm, một số nội dung trong tham luận cần được khai thác thêm như trong việc sử dụng câu hỏi như thế nào phù hợp với năng lực của HS. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, và có thể ứng dụng hiệu quả hơn. Phong Thạnh Tây, ngày 04 tháng 10 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Người viết Cao Văn Đạm 4