Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020

CHỦ ĐỀ 4 : CÁCH MẠNG VN TRƯỚC KHI ĐCSVN RA ĐỜI

1. Bước tiến mới của cách mạng VN (1926 – 1927)

          1.1. Phong trào công nhân.

          - Nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức, học sinh học nghề liên tiếp nổ ra. Lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Thái Nguyên).

          - Phong trào công nhân mạng tính thống nhất trong toàn quốc. Có tới 40 cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam.

doc 8 trang Hải Anh 08/07/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_lich_su_9_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2019-2020

  1. Trường học mở ra rất hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học, các trường trung học chỉ mở ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Các trường đại và cao đẳng ở Hà Nội thực chất chỉ là trường chuyên nghiệp. - Sách báo xuất bản công khai được lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền chính sách « khai hóa » của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với thực dân cướp nước với vua quan bù nhìn bán nước. * Mục đích : Phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp. 3. Xã hội Việt Nam phân hoá: a. Sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các g/c. Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc: bên cạnh những giai cấp cũ, nay xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau: Giai cấp địa chủ phong kiến : bị phân hoá thành đại địa chủ, địa chủ vừa và nhỏ, một bộ phận trở thành tầng lớp tư sản. Bộ phận đại địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện. Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, dưới tác động của cuộc khai thác, phân hoá làm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dân nên không có tinh thần cách mạng. Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ không kiên định. Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ. Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. Đây là giai cấp lónh đạo cách mạng Việt Nam đi đến toàn thắng. Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đó tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, nhất là của chủ nghĩa Mac-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lónh đạo cách mạng nước ta. b. Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng 2
  2. - Hạn chế : Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp khi được chúng cho một số quyền lợi. b. Phong trào của giai cấp tiểu tư sản. * Các hình thức đấu tranh. - Tiểu tư sản VN tập hợp trong các tổ chức chính trị của mình như Hội Phục Việt, Hưng Nam và Đảng Thanh niên. Lập ra những nàh cuất bản tiến bộ và những tờ báo tiến bộ. Với nhiều hình thức đấu tranh như báo chí, ám sát (Tiếng bom Sa Diện củ Phạm Hồng Thái), đấu tranh chính trị như đòi nhà cầm quyền Pháp thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925), đưa tang Phan Chu Trinh (1926). *. Mục tiêu, tính chất, những mặt tích cực và hạn chế của phong trào - Mục tiêu : chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ. - Tính chất : yêu nước, dân chủ. - Tích cực : thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ trong nhân dân, tư tưởng cách mạng mới. - Hạn chế : Chưa tổ chức được chính đảng, đấu tranh mang tính xốc nổi, ấu trĩ. 3. Phong trào công nhân. a. Bối cảnh : - Thế giới : Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp, cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ, động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh. - Trong nước : + Phong trào tuy còn tự phát nhưng ý thức giai cấp cao hơn, tạo điều kiện cho các tổ chức và phong trào chính trị sau này. + Năm 1920, tổ chức công hội bí mật ở Sài Gòn ra đời do Tôn Đức Thắng đứng đầu lãnh đạo phong trào đấu tranh. b. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) – mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân VN. - 8/1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. - Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước đó chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công của công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản. - Từ cuộc bãi công Ba Son (8/1925), giai cấp công nhân Việt Nam bước vào đấu tranh tự giác. CHỦ ĐỀ 3 : HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI (1919 – 1925 ). 1. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. 4
  3. - Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo này đó được bí mật chuyển về Việt Nam, góp phần tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, làm thức tỉnh đồng bào yêu nước. b . Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924) - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập. - Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đó đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc. Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. c. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925) - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước ở đây để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt. - Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Người đó được tập hợp và in thành sách "Đường cách mệnh" (1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, NAQ đó đào tạo được những người cách mạng trẻ tuổi, một số người được cử đi học ở Liên Xô, một số được đưa về nước để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào quần chúng. - Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hoá', đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ Việc làm này đã góp phần thực hiện việc kết hợp kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phông trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đó có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 3. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. a. Hoàn cảnh. - Đến năm 1925, phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta phát triển mạnh mẽ, đã có những bước tiến mới. - Sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nghiên cứu xây dựng Đảng kiểu mới, tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc liên lạc, tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây, Người tìm hiểu tình hình trong nước, lựa chọn và tập hợp một số thanh niên yêu nước từ trong nước mới sang để thành lập HVNCMTN. b. Tổ chức hoạt động. 6
  4. 4. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. a. Bối cảnh: + Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông đi theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của giai cấp vô sản để kịp thời đưa cách mạng Việt Nam tiến lên những bước mới. + Lúc này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khụng cũn đủ sức lónh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. b. Quá trình thành lập: + Cuối tháng 3/1929: Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Bắc Kì tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội. + Sau đó, trong nội bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đó hình thành 2 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng- Bắc Kì(tháng 6-1929) và An Nam Cộng sản đảng - tại Nam Kì (8-1929). + Bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng - Trung Kì đó thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9-1929). c. ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. + Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. + Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. + Chứng tỏ các điều kiện thành lập đảng ở Việt Nam đó chớn muồi. + Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. ` 8