Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hồng Phương

BÀI 34 VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

Câu 1. Nêu rõ vai trò của vitamin đối với đời sống sinh vật. ví dụ cụ thể

  • Vitamin là hợp chất hóa học tương đối đơn giản có trong thức ăn, rau quả.
  • Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể với số lượng rất nhỏ
  • Cơ thể cần với số lượng rất ít, nhưng nếu thiếu sẽ dẫn đến bệnh lý

Ví dụ: thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà; Thiếu vitamin D gây ra bệnh còi xương…

Câu 2. Trình bày vai trò của muối khoáng trong đời sống động vật và con người

  • Ngoài vitamin, muối khoáng cũng là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Tỉ lệ muối khoáng trong cơ thể phải đảm bảo ổn định.

+ Muối Na +, K+ đảm bảo sự cân bằng áp suất thẩm thấu

 

+ Muối canxi  và Phótpho là thành phần chính của xương 

+ Iot cần thiết cho sự tồng hợp hoocmon tiroxin của tuyến giáp 

+ Sắt cũng là thành phần quan trọng cấu tạo nên huyết sắt tố

+ đồng, kẽm, mangan,coban... là những yếu tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.

docx 4 trang Hải Anh 08/07/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_8_nam_hoc_2019_2020_nguyen_hong.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Sinh học 8 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hồng Phương

  1. - Khái niệm bài tiết: là hoạt động lọc thải các sản phẩm dư thừa và độc hại của các cơ quan bài tiết như da, phổi, thận ra khỏi cơ thể. - Vai trò: Bài tiết giúp cơ thể thải loại các sản phẩm chất độc hại của quá trình dị hóa và sản phẩm dư thừa khác, để duy trì tính ổn định của môi trường trong. - Ví dụ: bí tiểu, sẽ bị nhiễm độc máu gây đầu độc cơ thể; nồng độ NaCl trong máu cao nếu không được thận lọc thải sẽ gây phù nề do tăng áp suất thẩm thấu, có thể giữ nước. Câu 2. Trình bày cấu tạo và chức năng của bài tiết - Cấu tạo: Hệ bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái + Thận gồm cầu thận, nang cầu thận và bể thận. - Chức năng: lọc máu và bài tiết nước tiểu. Bài 39. BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Câu 1. Phân biệt giữa thành phần của nước tiểu với máu - Nước tiểu đầu: xảy ra ở cầu thận, lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein, có kích thước lớn - Máu: có chứa các tế bào máu và protein Câu 2. Phân biệt thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu - Nước tiểu đầu: nồng độ các chất hoaa2 tan loãng hơn; chứa ít chất dư thừa và độc hại; chứa nhiều chất dinh dưỡng - Nước tiểu chính thức: nồng độ hòa tan đậm đặc hơn; chứa nhiều chất dư thưa thừa và chất độc hại; không chứa chất dinh dưỡng. Câu 3. Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào - Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận. - Quá trình hấp thụ lại các chấtdinh dưỡng, nước và các ion cần thiết diễn ra ở ống thận và kết quả từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức - Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra môi trường ngoài. Bài 40. VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU Câu 1. Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
  2. + Giữ gìn da sạch sẽ làm tăng khả năng diệt khuẩn của da; giúp da thực hiện tốt chức năng bài tiết, điều hòa thân nhiệt. + Tránh không để bị da xây xát chống sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân lí hóa có hại cho cơ thể. - Rèn luyện + Tắm nắng trong thời gian thích hợp để rèn luyện da, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D + Tắm nước lạnh và xoa bóp làm tăng khả năng chịu đựng và thích ứng của da với môi trường. Phường 1, ngày 9 tháng 03 năm 2020 GV thực hiện Nguyễn Hồng Phương