Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh

B. Bài tập :

Bài tập 1.  Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau:

a) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa- bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

b) Thế à, cảm ơn các bạn! 

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)

c) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.

                                                    (Nam Cao – Lão Hạc)

*Gợi ý: 

    

a) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa -  bày tỏ 

                                                              TPPC

niềm tiếc thương vô hạn.

 

b) Thế à, cảm ơn các bạn! 

 (Cảm thán)

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)

c) Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.

 ( tình thái)                                             (Nam Cao – Lão Hạc)

doc 72 trang Hải Anh 08/07/2023 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_tang_hoang_khanh.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh

  1. - Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình. - Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu. Đề 2. Tìm hiểu đề và luËn ®iÓm cho đề sau: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Gợi ý: - Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống đó là vấn đề hút thuốc lá. - Nội dung: Phải nêu bật hút thuốc lá là hiện tượng đáng chê, cần tuyên truyền đến mọi người hiểu được tác hại của thuốc lá để có một môi trường trong lành không khói thuốc. - Yêu cầu học sinh tìm ra các luËn ®iÓm sau: + Chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng đó. + Trình bày được các tác hại, hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ người hút và sức khoẻ cộng đồng. + Bày tỏ thái độ và tuyên truyền đến mọi người. Đề 3. Em hãy viết bài nghị luận tuyên truyền đến mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng. Dàn bài: * Mở bài. - Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. * Thân bài. - Chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục). + Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi. + Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. + Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá. - Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên như thế nào ? - Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh chúng ta nói riêng ra sao? * Kết bài. - Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá. 60
  2. Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động. B.CÁC DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực. Gợi ý: a.Mở đoạn. Giới thiệu chung về đức tính trung thực. b.Thân đoạn. - Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực. - Biểu hiện của tính trung thực - Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống + Tạo niềm tin với mọi người + Được mọi người yêu quý. + Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội. - Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật) c. Kết đoạn. - Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực. Đề 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay. Dàn bài. a. Mở bài. - Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. - Trích dẫn câu ca dao. b. Thân bài. * Hiểu câu ca dao như thế nào? - Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống. 62
  3. 3. Kết đoạn. Khẳng định vai trò của thầy cô giáo đối với mỗi người. Đề 4. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên? Dàn bài. a. Mở bài. - Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam. - Trích dẫn câu ca dao. b. Thân bài. * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay. + Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động. + So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em. - Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ. Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi. * Vì sao phải giữ gìn tình anh em? - Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau. - Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui. - Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý. - Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người. - Là truyền thống dân tộc. * Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em? - Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn. - Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần. - Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng. - Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm. c. Kết bài. - Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao. 64
  4. - Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". - Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà ) - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. 3. Kết bài: Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc. Đề 2: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý; 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. 2. Thân bài: - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con. - Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng - Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai - Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời. + Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng. + Cựng với sự thức tỉnh ấy thường là những õn hận xút xa. + Nhĩ chiêm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều chồng chềnh và vòng vèo của cuộc sống" 66
  5. - Vị trí đoạn trích 2. Thân bài: a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn : - Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ. - Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn. b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga: - Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự. - Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn. - Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng. 3. Kết bài: - Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân. - Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên. Đề 2 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Gợi ý: 1. Mở bài: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết. 2. Thân bài a. Khổ 1: - Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi - Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre tượng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam). b. Khổ 2: - Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi) 68
  6. - Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. 6. Nghĩa tường minh và hàm ý - Nghĩa tường minh : là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. - Hàm ý : Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 7. Liên kết câu và liên kết đoạn văn: a. Khái niệm: Giữa câu với câu trong cùng một đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn trong cùng một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức: b. Hai mặt liên kết: - Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải được xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic). - Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. b.1. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) b.2. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Các yếu tố thế: - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. VD: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ thay thế cho câu) b.3. Phép nối: Các phương tiện nối: - Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) - Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) 70
  7. (Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Gợi ý: a, Thành phần tình thái: có lẽ b, Thành phần cảm thán: Chao ôi c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ Bài tập 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau: a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường (Nam Cao) b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp. c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em. * Gợi ý: - Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi b) bạn thân của tôi - Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi, d) kẹo đây Trình duyệt BGH Tăng Hoàng Khánh 72