Đề cương tự học môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021

1. Thông tin- Sự kiện:

a. Thông tin.

- Mỗi ngày khoảng 30 người chết do tai nạn GT

- Số vụ tai nạn giao thông nhiều, gây ra thiệt hại về người (chết và bị thương nhiều)

b. Sự kiện.

- Đua xe gây ra 9 thanh niên bị chết, 5 xe mô tô hỏng 

-> nghiêm trọng.

oàn toàn.

* Hậu quả:

Nghiêm trọng gây thiệt hại về người, của cải và sự phát triển kinh tế -XH.

c)  Nguyên nhân:

* Khách quan:

+ Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

+ Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.

+ Hệ thống GT chưa đáp ứng được yêu cầu

+ Thời tiết xấu, đường xá chưa tốt

* Chủ quan:

+ Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt

+ Thiếu hiểu biết khi tham gia GT

doc 6 trang Hải Anh 08/07/2023 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tự học môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_tu_hoc_mon_giao_duc_cong_dan_6_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương tự học môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2020-2021

  1. BÀI 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T2) I. Thông tin- Sự kiện: 1. Thông tin. - Mỗi ngày khoảng 30 người chết do tai nạn giao thông. - Số vụ tai nạn giao thông nhiều, gây ra thiệt hại về người (chết và bị thương nhiều) 2. Sự kiện. - Đua xe gây ra 9 thanh niên bị chết, 5 xe mô tô hỏng. - TP HCM đua xe, do không làm chủ được tốc độ đâm vào nhà dân. H. 17 tuổi đã chết còn 4 thanh niên khác bị thương nặng và có nguy cơ bị tàn phế. II. Nội dung bài học 1. Những qui định chung: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông Gồm: - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - Tín hiệu đèn giao thông - Biển báo hiệu - Vạch kẻ đường - Cọc tiêu hoặc đường bảo vệ - Hàng rào chắn a. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: Là cảnh sát có thể dung tay, gậy chỉ đường, còi điều khiển. b. Tín hiệu đèn giao thông: - Đèn xanh: được đi. - Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. - Đèn đỏ: Cấm đi. c. Các loại biển báo thông dụng: + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen. Thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen. Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Báo điều phải thi hành. + Biển báo chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hoặc hình vuông, nền màu xanh lam. Báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. + Biển báo phụ: Hình chữ nhật, hoặc hình vuông. Thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo khác. III. Bài Tập: * Bài tập b. - Biển báo cho phép người đi bộ được đi: là biển báo 305, 423b. - Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: là biển báo 304. * Bài tập bổ sung. - Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. - Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt d. 2
  2. ĐỀ CƯƠNG TỰ HỌC MÔN : GDCD 7 Bài 15 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (2T) I. Thông tin, sự kiện: (SGK) II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông hồ )hoặc do con người tạo ra ( nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác , chất thải ) - Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động vật, thực vật quý hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí ) 2. Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: - Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. - Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức. - Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươi, khỏe mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. III. Bài Tập: * Bài tập a/ sgk ( trang46 ) => Đáp án : 1, 2, 5. * Bài tập bổ sung: ? Theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường? ? Các loài động vật ( hươu, nai, hổ, báo ), các loài thực vật ( đinh, lim, sến, cây thuốc ) được gọi là: A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên rừng. C. Tài nguyên nước. D. Tài nguyên biển. ? Ngày “ Môi trường thế giới’’ là ngày nào? A. Ngày 6 – 5. B. Ngày 5 – 6. C. Ngày 16 – 5. D. Ngày 15 – 6. *Bài tập b/ sgk 47 - Hành vi: 1,2,3,6. - Vì đều phá hủy, làm cạn kiệt môi trường, TNTN. * Bài tập c/sgk 47 - Chọn phương án 2. - Nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. * Bài tập đ/ sgk- 47. - Giữ gìn, tuyên truyền , trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi * Bài tập g/ sgk- 47. 4
  3. - Hành vi phá hoại di sản: 1,2,4,5,6,10,13. * Bài tập bổ sung: ? Kể những việc làm góp phần bảo vệ di sản văn hóa? - Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương. - Chống mê tín dị đoan. - Đi tham quan tìm hiểu các di tích - Đi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa. - Không vứt rác bừa bãi. - Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật. - Tham gia các lễ hội truyền thống. * Bài tập d/ sgk-50. ? Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một loại di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương của đất nước mà em biết. Di tích lịch sử: “Đồng Nọc Nạng’’ Cuộc nổi dậy anh em Mười chức vào năm 1928 tại “Đồng Nọc Nạng’’ Vào năm 1928 Trên cánh đồng Nọc Nạng ( Phong Thạnh GR). Sảy ra sự kiện vang cả đến Đông Dương, đó là cuộc nổi dậy của gia đình anh em nông dân Mười Chức chống chính quyền thực dân và bè lũ tay sai. Tên địa chủ Mã Ngân dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt cùng tên Phủ Huấn tiếp tay cướp lúa, cướp đất của gia đình anh em Mười chức. Cuộc xô xát giữa anh em Mười chức dùng giáo mác, gậy gộc diễn ra hết sức ác liệt tại sân lúa Mười chức vào sáng ngày 16/ 2/1928. Bốn người trong gia đình đã hi sinh trong một trận đánh không cân sức. 6