Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Đinh Văn Quang

Câu 1: Thế nào là hình chiếu ? Để có được các hình chiếu người ta sử dụng những phép chiếu nào ? Mỗi phép chiếu các tia chiếu có đặc điểm gì ?

Trả lời:

          * Khái niệm hình chiếu:

- Vật thể được chiếu lên mặt phẳng hình nhận được trên mặt phẳng chiếu đó ,được gọi là hình chiếu của vật thể đó.

            Trong đó:

                   A - Vật thể

                    A’ - Hình chiếu của A trên mặt phẳng.

                   A A’ -  tia chiếu

           Mặt phẳng chứa hình chiếu - mặt phẳng chiếu (mặt phẳng hình chiếu).

          * Để có được hình chiếu sử dụng các phép chiếu:

          - Phép chiếu xuyên tâm.

          - Phép chiếu song song.

          - Phép chiếu vuông góc.

* Mỗi phép chiếu các tia chiếu có đạt điểm :

- Phép chiếu xuyên tâm.Các tia chiếu xuất phát từ một điểm.

          - Phép chiếu song song.Các tia chiếu đi song song với nhau

          - Phép chiếu vuông góc.Các tia chiếu đi vuông góc với nhau

docx 4 trang Hải Anh 08/07/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Đinh Văn Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2_mon_cong_nghe_lop_8_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Đinh Văn Quang

  1. - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch. Câu 5: Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết. Trả lời: * Nội dung: 1. Hình biểu diễn - Gồm hình cắt, mặt cắt, - Diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết. 2. Kích thước - Gồm tất cả các kích thước. - các kích thước này cần thiết cho việc chế tạo chi tiết. 3. Yêu cầu kĩ thuật - Gồm các chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện, - Thể hiện chất lượng của chi tiết. 4. Khung tên - Ghi các nội dung như: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ, cơ quan thiết kế hoặc quản lí sản phẩm, * Trình tự đọc: + Khung tên + Hình biểu diễn + Kích thước + Yêu cầu kĩ thuật + Tổng hợp Câu 6: Em hãy nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ nhà. Trả lời: * Nội dung * Trình tự đọc bản vẽ nhà Câu 7:Hãy kể tên các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt,Dụng cụ gia công? Trả lời: -Dụng cụ tháo lắp:cờ lê,tua vít,mỏ lết -Dụng cụ kẹp chặt:Kim ,ê tô -Dụng cụ gia công:Búa ,đục ,cưa ,dũa Câu 8 Chi tiết máy là gì? Chúng gồm có mấy loại cho ví dụ? Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không ? Tại sao ? Trả lời: -Chi tiết máy là một phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhật định trong máy. *Chúng gồm có 2 loại + chi tiết máy có công dụng chung.Vd(bu long, đai ôc,vòng đệm,bánh răng ) + Chi tiết máy có công dung riêng. Vd(Khung xe đạp,kim máy khâu,trục khuỷu ) + Xích xe đạp và ổ bi cũng được coi là CTM vì việc phân loại chi tiết máy cũng chỉ là tương đối: trong chiếc xe đạp thì xích xe đạp là chi tiết nhưng trong nhà máy sản xuất xích thì xích không phải là chi tiết máy mà là cụm chi tiết máy. Câu 9: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép. Tại sao chi tiết máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau ?
  2. Câu 14.Các phương án cứu người bị điện giật không đảm bảo an toàn là? a. Dùng tay không kéo người bị nạn b. Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân c. Nắm tóc nạn nhân kéo khỏi dây điện d. Nắm áo nạn nhân kéo khỏi dây điện Câu 15.Tai nạn điện thường xảy ra là do? a. Thực hiện đúng khoảng cách an toàn điện b. Xây nhà xa đường dây điện cao áp c. Đến gần dây điện bị đứt chạm đất d. Thả diều xa đường dây tải điện Câu 16 .Những hàn động nào dưới đây dễ gây tai nạn điện: a. Không cắm phích vào ổ điện khi tay ướt b. Kiểm tra cách điện đồ dùng điện trước khi dùng c. Không cắt nguồn điện trước khi sửa chữa. d.Cả 3 đều đúng. Câu 17.Để đưa điện đến các khu dân cư người ta dùng đường dây tải điện có điện áp: a.220V - 380V b.110kV - 220kV c.500kV d. cả 3 đều sai Câu 18.Bộ phận chính của bút thử điện a. Điện trở - Mũi kim loại b.Điện trở - Đèn báo c.Đèn báo - vỏ bút d. Đèn báo - lò xo. Câu 19.Nguyên nhân gây tai nạn điện a- Chạm mối nối hở, đồ dùng bị rò điện b-Xây nhà gần đường dây cao áp c- Đến gần dây dẫn có điện đứt, rơi xuống đất. d- Cả 3 đều đúng. Câu 20: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông trong các câu sau để nêu các đặc điểm của cơ cấu bộ truyền chuyển động bánh đai ; bộ truyền chuyển động ăn khớp : a) Cấu tạo đơn giản . b) Chỉ truyền chuyển động giữa hai trục . c) Dây đai không bị trượt trên bánh đai . d) Truyền động ăn khớp có tỉ số truyền chính xác hơn so với truyền động bánh đai . e) Truyền động bánh đai có tỉ số truyền chính xác hơn so với truyền động bánh răng . f) Chỉ truyền chuyển động cùng chiều quay của hai trục . Câu 21.(Đánh dấu X vào ô vuông sau câu trả lời mà em cho là đúng ) Hành động nào dưới đây là sai : a) Xây nhà xa đường dây điện cao áp . b) Thả diều nơi không có dây điện . c) Tắm mưa dưới đường dây dẫn điện cao áp . d) Không đến gần cột điện cao áp hoặc trạm biến áp điện . Người soạn Đinh Văn Quang