Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý 7 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng

Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
1. Vị trí: Phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á
2. Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến
thất thường. Nhiệt độ trung bình nămtrên 200 C. Lượng mưa trung bình năm
trên 1000mm.
3. Các đặc đểm khác cùa môi trường: Đây là kiểu môi trường phong phú và
đa dạng. Gió mà có ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con
người. Đây là vùng thích hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Là
vùng đông dân trên thế giới.
4. Khi gió mùa đông xâm nhập vào nước ta thường gây nên kiểu thời tiết:
a. Mát mẻ và có mưa lớn
b. Khô lạnh
c. Bão, lũ lớn
d. Xoáy lốc và dông 
pdf 6 trang Hải Anh 08/07/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý 7 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_dia_ly_7_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý 7 - Năm học 2019-2020 - Trương Quốc Kháng

  1. Thực hiện tốt nghị định thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của trái đất. 2.Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân: Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu - Hậu quả : Ô nhiễm nước sông ,ao hồ, biển, ngầm tạo nên thủy triều đen, thủy triều đỏ. - Biện pháp: Xử lí nước thải trước khi đổ ra ao hồ, sông ngòi. BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC 1. Vị trí: Phân bố chủ yếu dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á Âu. 2. Khí hậu: - Hết sức khô hạn, khắc nghiệ tvì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. - Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. 3. Thực vật: cằn cỗi thưa thớt; động vật chủ yếu là bò sát và côn trùng. 4. Sự thích nghi của động thực vật: - Thực vật: Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân. - Động vật: Bò sát và côn trùng vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm Linh dương, lạc đà có khả năng chịu đói, chịu khát đi xa tìm thức ăn. BÀI 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG 1. Các lục địa và các châu lục: - Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu km2 có các biển và đại dương bao quanh.Sự phân chia này mang ý nghĩa vế mặt tự nhiên . Có 6 lục địa: Lục địa Á-ÂU Lục địa PHI Lục địa BẮC MĨ Lục địa NAM MĨ Lục địa NAM CỰC Lục địa ÔXTRÂYLI A
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2020-2021 Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN. Câu 1: Em hãy nêu các đặc điểm của Châu Á về: Vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ; địa hình và khoáng sản. Trả lời: a. Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á Âu. Diện tích đất liền rộng khoảng 41,5 triệu Km2 . Nếu tính cả diện tích các đảo = 44,4 triệu Km2 . Điểm cực bắc 770 44! B Điểm cực nam 10 16! B -Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo. Tiếp giáp với hai châu lục ( Châu Âu và Châu Phi), tiếp giáp với ba đại dương (TBD; ÂĐD, BBD) b.Địa hình và khoáng sản. -Địa hình: Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. -Khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí đốt, than sắt, crôm và nhiều kim loại màu. BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á 1.Nêu đặc điểm khí hậu Châu Á. Khí hậu Châu á phân hoa rất đa dạng Khí hậu Châu á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. 2.Kể tên các đới khí hậu Châu á theo thứ tự từ cực bắc đến xích đạo.Tại sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng.? - Các đới khí hậu Châu á theo thứ thự từ cức bắc đến xích đạo: Đới khí hậu cựu và cận cực. Đới khí hậu ôn đới. Đới khí hậu cận nhiệt Đới khí hậu nhiệt đới. Đới khí hậu xích đạo - Khí hậu Châu á phân hóa đa dạng do: Lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo Kích thước lãnh thổ rộng Cấu trúc địa hình đa dạng, phức tạp. 3.Đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. Các kiểu khí hậu gió mùa Phân bố Gió mùa nhiệt đới Nam á, Đông Nam á Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông á Đặc điểm chung: Mùa đông khô lạnh mưa ít. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
  3. Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á Câu 1: Vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á. -Tọa độ độ địa lí: Nằm trong khoảng các vĩ độ 120 B đến 420 B. -Tiếp giáp hai châu lục là Châu Phi và Châu Âu; Tiếp giáp khu vực Trung Á và Nam Á - Tiếp giáp nhiều vịnh biển: Vịnh Péc-xích. Biển đen, Biển đỏ ,Biển Địa Trung Hải Câu 2: Các dạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như thế nào? - Núi và sơn nguyên chiếm đại bộ phận lãnh thổ + Phía đông bắc có các dãy núi cao + Phía tây nam là sơn nguyên A-rap +Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai con sôngTi-grơ và ơ- phrát bồi đắp. Câu 3: Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nam Á có thể phát triển ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó? - Trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp. Ngày nay công nghiệpvà thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Vì Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, chiếm khoảng 65% lượng dầu mỏ và 25% lượng khí đốt tự nhiên trên thế giớ. Câu 4: Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam Á. - Về tự nhiên: Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên; đồng bằng chiếm diện tích nhỏ. Khí hậu khô hạn, thiếu nước sản xuất. -Về xã hội: Tình hình chính trị không ổn định.