Đề cương ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh

I. Tiếng Việt bao gồm các nội dung:

1. Phạm vi kiến thức

           - Các phương châm hội thoại

           - Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

          - Từ vựng.

          - Thành phần câu, kiểu câu:

         - Các phép liên kết câu, liên kết đoạn

- Nghĩa tường minh và hàm ý

- Các biện pháp tu từ.

Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính công vụ, thuyết minh.

2. Lưu ý:

doc 11 trang Hải Anh 08/07/2023 6620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_tang_hoang.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn - Tăng Hoàng Khánh

  1. Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Kiến thức về thành ngữ. Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn, 2 Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) Xác định một thành ngữ có trong bài thơ. Thành ngữ đó có ý nghĩa gì cho việc thể hiện thân phận của người phụ nữ trong bài thơ? Vân Tiên nghe nói liền cười: Kiến thức về cách dẫn trực tiếp, cách "Làm ơn há dễ trông người trả ơn. dẫn gián tiếp. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. 3 Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng". (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) Tìm một lời dẫn có trong đoạn thơ. Hãy cho biết lời dẫn đó là ý nghĩ hay lời nói? Là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Ý nghĩa của lời dẫn đó là gì? Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Kiến thức về biện pháp tu từ. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. 4 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Hãy phân tích đặc sắc của một biện pháp tu từ có trong khổ thơ. Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng Kiến thức về các để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi phương châm hội bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận thoại. quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông 5 nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, 2
  2. - Thể hiện những trải nghiệm của cuộc đời, triết lí cuộc sống: Bến quê. 3. Truyện hiện đại - Chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu làng xóm: Chiếc lược ngà, Làng. - Chủ đề về thanh niên xung phong: Những ngôi sao xa xôi. - Chủ đề người lao động: Lặng lẽ Sapa. * Lưu ý: Đối với phần đọc hiểu văn bản học sinh cần nắm : - Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi ôn ( mặc dù phần học chính thức đã học). Với văn bản là tác phẩm thơ thì phải học thuộc, nếu là văn xuôi thì phải tóm tắt được nội dung của văn bản nhớ được dẫn chứng tiêu biểu. - Ngoài ra đối với những tác phẩm có tác giả thì còn phải nắm được tiểu sử của tác giả(Năm sinh năm mất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán, phong cách sáng tác) sự nghiệp văn chương của tác giả. Ngoài ra còn phải nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm bởi vì từ hoàn cảnh ra đời cũng một phần chi phối nội dung tư tưởng của tác phẩm đó. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm(tìm hiểu nội dung cần đạt, phần ghi nhớ) - Học sinh biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết(câu, đoạn) được cho là đặc sắc của tác phẩm. * Một số ví dụ: a.Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du. Định hướng về tác giả Nguyễn Du: - Thân thế: Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học. - Cuộc đời: + Ông sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tư tưởng chính trị . + Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm. - Con người: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân. - Sự nghiệp: + Ông để lại một di sản văn hóa lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều. + Ông là một thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là Danh nhân văn hoá thế giới. 4
  3. - Mở bài: + Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Trích dẫn vấn đề. + Chuyển ý. - Thân bài: + Giải thích ý nghĩa vấn đề (thường đặt câu hỏi: là gì?) + Trình bày những biểu hiện của vấn đề. + Khẳng định vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Thường đặt câu hỏi: tại sao?). Hs dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. + Mở rộng vấn đề: thường chỉ ra mặt trái của vấn đề đang nghị luận (hoặc những khía cạnh khác của vấn đề đang nghị luận) + Phương hướng hành động: (thường đặt câu hỏi: làm gì? Làm thế nào?). Học sinh trình bày nhận thức đúng, sai về vấn đề. Đưa ra những việc làm, hành động cụ thể. - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân. * Dạng 2: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Mở bài: + Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Trích dẫn vấn đề. + Chuyển ý. - Thân bài: + Trình bày những biểu hiện (thực trạng) của vấn đề đang nghị luận. + Phân tích những nguyên nhân của vấn đề đang nghị luận (thường phân tích trên các phương diện bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội). + Trình bày những hậu quả (tác hại) của vấn đề. + Biện pháp khắc phục. - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân. Tóm lại trong quá trình ôn giáo viên phải cho học sinh tiếp cận và làm quen với các kiểu ra đề. Từ đó mà học sinh có kĩ năng phân tích, xác định đúng vấn đề nghị luận và dạng bài sẽ thực hiện. Học sinh được tìm hiểu, làm quen với một số kiểu ra đề như sau: - Hướng dẫn học sinh cách viết bài văn mạch lạc. Ngoài việc xác định đúng vấn đề nghị luận và dạng bài nghị luận, học sinh cần phải rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng khác để đảm bảo tính mạch lạc, hấp dẫn của bài văn. + Bài làm phải đảm bảo bố cục. + Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, các ý được trình bày theo thứ tự hợp lí. + Các ý phải được trình bày, diễn đạt sâu sắc. 6
  4. Tôi đưa tay tôi hứng. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, bài thơ (đoạn thơ). + Sơ lược về nội dung của bài thơ (đoạn thơ). + Trích thơ. + Chuyển ý. - Thân bài: + Khái quát: trình bày hoàn cảnh sáng tác; nội dung, nghệ thuật chính. + Phân tích: Học sinh phân tích những giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ. Bài phân tích phải có luận điểm rõ ràng. Luận điểm được xây dựng dựa trên nội dung của từng đoạn thơ, bài thơ. + Đánh giá chung: đánh giá thành công về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; sự ảnh hưởng của tư tưởng, chủ đề bài thơ đối với cuộc sống; liên hệ (đến những tác phẩm cùng chủ đề, đến thực tế đời sống). - Kết bài: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa tác phẩm. Tình cảm dành cho tác phẩm. 2. ĐỀ MINH HỌA I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (7 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hỉện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: Bạn có thế không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24) Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 . Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm. Câu 3 . Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? II. PHẦN LÀM VĂN (13 điểm) Câu 1 (5,0 điểm) Đừng xấu hổ khi không biết, chi xấu hổ khi không học Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2 (8,0 điềm) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 8
  5. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn. - Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên. - Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó. Câu 2 : Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau: Dàn ý tham khảo: A. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích: Tác phẩm “Truyện Kiều” là một kiệt tác của tác giả Nguyễn Du. Ông đã đóng góp cho nền thi ca Việt Nam một tác phẩm tuyệt vời có sức sáng tạo, vang xa tới nhiều thế hệ sau. - Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều. - Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh ngụ tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. - Giới thiệu đoạn thơ. B. Thân bài: - Giới thiệu qua về hoàn cảnh của Thúy Kiều vì đâu mà nàng lại có mặt tại lầu Ngưng Bích này: Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công. - Tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” - Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng. “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” - Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa. Kiều lo lắng vì hiện thời ở nhà hai em vẫn còn thơ ngây và cha mẹ không lấy ai phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”trong câu hỏi tu từ" Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?” nói rõ sự lo lắng của Kiều. Các điển tích “sân Lai”, “gốc tử” đều nói đúng tâm trạng nhớ thương và lòng hiếu thảo đó của Kiều. Từ khi xa nhà đến nay “Sân Lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ “nắng mưa” (hoán dụ chỉ thời gian) đã làm cho cảnh quê nhà thay đổi nhiều. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa diễn tả được thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với cảnh vật và con người. 10